“Đánh bật” sâu răng chỉ bằng dung dịch nha khoa thảo dược

Dù ở độ tuổi nào thì những cơn đau buốt do sâu răng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người mắc. Vậy phải làm sao để cải thiện nhanh chóng tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có thông tin cụ thể!

Thế nào là tình trạng sâu răng?

Sâu răng là tình trạng tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng tấn công và tạo nên những lỗ hổng trên răng, khiến thức ăn hoặc các chất khác dễ tồn đọng và bám vào những khe kẽ, gây nên:

- Đau nhức, ê buốt âm ỉ hoặc kéo dài.

- Nhiễm khuẩn sâu hơn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Viêm tủy, nhiễm trùng huyết,...

- Sưng lợi, mưng mủ, có khi gây phù má.

- Hơi thở có mùi hôi.

- Tăng nguy cơ gãy, mẻ răng.

- Khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.

Nguyên nhân nào gây sâu răng?

Sâu răng có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

- Mảng bám trên răng: Được tạo thành từ những hạt thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, tích tụ dần và bám dính trên răng. Đây là nơi trú ngụ “yêu thích” của vi khuẩn, từ đây, chúng sẽ phân hủy và sinh ra các sản phẩm khí có mùi khó chịu hoặc những sản phẩm có tính acid sẽ làm bào mòn dần men răng. Lâu ngày, men răng mất khả năng bảo vệ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công sâu hơn vào răng, tạo thành những lỗ thủng trên bề mặt.

- Thực phẩm nhiều đường: Khi tiêu thụ thường xuyên các đồ ăn nhiều đường như bánh, kẹo, trái cây sấy, mật mía, nước ngọt,... sẽ tạo ra nhiều acid trong khoang miệng, từ đó làm hư hại răng và dẫn đến sâu răng. Đó cũng là lý do vì sao trẻ nhỏ ăn nhiều kẹo dễ bị sâu và sún răng.

- Thực phẩm có tính acid: Thức uống có ga và các loại hoa quả vị chua như cam, quýt, bưởi,... chứa hàm lượng cao acid citric sẽ gây bào mòn và phá hủy dần men răng. Từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tạo nên lỗ sâu ở răng.   

- Cấu trúc răng kém bền chắc: Điều này gây ra bởi thiếu hụt khoáng chất, đặc biệt là canxi, flour, kẽm,... dẫn tới giảm khả năng chống chịu của răng trước sự tấn công mạnh mẽ từ vi khuẩn.

- Khô miệng: Các thành phần trong nước bọt có khả năng làm sạch răng miệng khá tốt. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó (tác dụng phụ của một số thuốc, bệnh tiểu đường,...) khiến tuyến nước bọt giảm tiết, do đó vi khuẩn không bị tiêu diệt mà ngày càng “hoành hành”.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể kể đến như: Rối loạn ăn uống (chán ăn hoặc cuồng ăn), bệnh đường tiêu hóa,... cũng có thể dẫn đến sâu răng.

Bị sâu răng phải làm sao?

Để giảm thiểu các triệu chứng do sâu răng gây nên, bạn cần áp dụng một số giải pháp nhằm hạn chế lỗ sâu mở rộng và ngăn ngừa tổn thương lây lan sang những răng xung quanh. Cụ thể:

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Bạn hãy tập thói quen chải răng đúng cách, duy trì đều đặn ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluor, súc miệng bằng nước muối hay các dung dịch chuyên dụng, dùng chỉ nha khoa để loại hết thức ăn thừa trong khoang miệng. Làm sạch lưỡi của bạn cũng là điều cần thiết vì vị trí này là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn, vi nấm trong miệng.

- Hạn chế những thực phẩm nhiều đường và acid như: Bánh, kẹo, nước trái cây, soda, đường tinh chế,...

- Bổ sung các thực phẩm có khả năng tái cấu trúc, tăng cường độ chắc khỏe cho răng và giúp ngăn ngừa tổn thương như: Trái cây và rau quả giàu chất xơ (cà chua, bí đỏ, bông cải xanh, dưa chuột,...); Thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm (cá, tôm, cua,...).

- Nhai kẹo cao su không đường giúp tăng tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau đây sẽ giúp giảm đau răng hiệu quả:

- Dùng tỏi, gừng: Đây là hai loại thảo dược chứa hoạt chất giống như kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả mà không gây tác dụng có hại. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Bạn giã tỏi, gừng hoặc kết hợp cả hai, cho thêm chút muối tinh, chắt lấy nước cốt, rồi dùng bông chấm lên vị trí sâu răng. Thực hiện liên tục mỗi ngày 2-3 lần, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.

- Chữa sâu răng với lá trầu không: Được biết đến với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, săn se niêm mạc tốt, lá trầu không cũng là nguyên liệu mà bạn có thể tận dụng để cải thiện tình trạng sâu răng tại nhà. Bạn hãy lấy vài lá trầu tươi, rửa sạch, đem xay hoặc giã với muối, thêm chút rượu trắng rồi chiết ra và chấm vào nơi bị sâu răng sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

Trong trường hợp kích thước lỗ sâu quá lớn, thực hiện hàn trám răng là điều cần thiết để ngăn ngừa các hạt thức ăn thừa lọt xuống vị trí này và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, nếu thấy ê buốt nhiều, bạn cũng có thể sử dụng các thuốc giảm đau nhẹ nhằm cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Hạ Anh



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng