Giải đáp: Lưỡi trắng gây hôi miệng - Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục?

Nhiều người tỏ ra bất ngờ đối với thông tin lưỡi trắng gây hôi miệng, nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Bởi trên bề mặt lưỡi có chứa vô số vi khuẩn gây mùi và cặn thức ăn, nếu không chú trọng vệ sinh sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân cụ thể và cách khắc phục tình trạng hôi miệng do lưỡi trắng.

Tại sao lưỡi xuất hiện màu trắng

Lưỡi là nơi “trú ngụ” của vô vàn vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là điều vô cùng bình thường bởi mỗi ngày, chúng ta đều tiêu thụ số lượng thức ăn vô cùng lớn, tuy nhiên, nhiều người lại “ngó lơ” thói quen vệ sinh lưỡi. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến lưỡi thay đổi màu sắc từ hồng sang trắng:

- Lưỡi trắng cũng có thể là do bạn vệ sinh răng miệng kém và gây hôi miệng.

- Nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua miệng. Nếu không chải lưỡi trong một thời gian dài thì màu sắc của lưỡi có thể bị trắng hoặc đóng bợn trắng.

 - Khi bị mất nước nghiêm trọng do nhiệt, nóng, lưỡi của bạn có thể bị trắng. Đó là phản ứng tự nhiên của các tế bào lưỡi do tình trạng khan hiếm nước trong cơ thể.

- Khi bị sốt cao, bạn có thể nhận thấy rằng lưỡi của bạn trông trắng và hai mặt lưỡi nhăn nhúm. Điều này một phần là do mất nước. Thân nhiệt tăng làm cơ thể mất nước. Kết quả là lưỡi co lại và bị trắng.

- Nếu gan của bạn đang gặp vấn đề thì màu sắc lưỡi có thể chuyển sang trắng dù bạn vệ sinh lưỡi mỗi ngày.

- Hút thuốc lá khiến miệng khô, đó cũng là lý do những người hút thuốc thường có lưỡi khô và trắng.

- Khi bạn mắc chứng bạch sản (leucoplakia) - một loại bệnh về da, thì hiện tượng dễ thấy nhất là lưỡi đóng bợn trắng.

- Lưỡi trắng kèm các vết loét đỏ trên lưỡi có thể là biểu hiện của bệnh nấm miệng.

Giải thích hiện tượng lưỡi trắng gây hôi miệng

Lưỡi giống như một tấm thảm dày mà những vi khuẩn gây mùi hôi cư trú trong những lỗ rất nhỏ của tấm thảm đó. Có khoảng 600 loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng bạn và chúng tạo ra rất nhiều chất nặng mùi khác nhau. Lưỡi trắng hay còn gọi là bệnh rêu lưỡi, đi kèm với đó là lưỡi của người mắc có một lớp rêu rất dày, màu trắng đục như cặn sữa. Ở một số người thì lưỡi lại có màu ngả vàng, lớp rêu càng dày hơn ở phần cuống lưỡi. Nhiều người tìm mọi cách loại bỏ lớp rêu màu trắng trên lưỡi bằng các phương pháp như: Sử dụng bàn chải cạo lưỡi, dùng oxy già, nước muối,... nhưng kết quả lại không như mong muốn.

Tình trạng lưỡi trắng dẫn theo hàng loạt các hiện tượng khác, điển hình là miệng hôi, hơi thở có mùi tạo cảm giác trong lưỡi có một lớp bông rất khó chịu. Tệ hại hơn, nếu không chữa trị kịp thời thì miệng sẽ có mùi hôi cực kỳ khó chịu, khiến người mắc không muốn giao tiếp, dần dần bị cô lập, sống tự kỷ. Nhiều trường hợp nặng đến độ dù đánh răng, vệ sinh lưỡi nhiều lần mà lưỡi vẫn hôi, thậm chí càng đánh lưỡi càng gây mùi khó chịu. Vì vậy, việc vệ sinh lưỡi tốt là vô cùng quan trọng khi nói đến sức khỏe răng miệng.

Cách khắc phục tình trạng lưỡi trắng gây hôi miệng

Lớp phủ màu trắng bám trên lưỡi là nguyên nhân gây hôi miệng, kích hoạt sự tích tụ của vi khuẩn và gây hại cho răng. Tuy nhiên, hiện tượng trên hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn kiên trì thực hiện những cách đơn giản sau đây.

Đánh răng ngày ít nhất 2 lần

Đánh răng giúp bạn giữ vệ sinh răng và lưỡi hiệu quả. Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng thông thường hoặc mua bàn chải lưỡi nha khoa tại các hiệu thuốc. Loại bàn chải này được thiết kế riêng để loại bỏ vi khuẩn, phân tử thức ăn thừa bám trên lưỡi của bạn. Bạn nên dùng kem đánh răng khi vệ sinh lưỡi để làm sạch khuẩn hiệu quả hơn.

2. Cạo lưỡi thường xuyên

Để vệ sinh làm sạch lưỡi, bạn có thể dùng dụng cụ cạo lưỡi nhằm loại bỏ các lớp mảng bám trên lưỡi. Khi chải lưỡi, bạn nhớ bắt đầu từ phía trong lưỡi, chải lên phía trước, sau đó chải từ trái sang phải và ngược lại, chú ý thực hiện nhẹ nhàng và từ từ để tránh gây ra tổn thương cho lưỡi.

3. Rơ lưỡi bằng chanh

Dùng chanh để rơ lưỡi là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm loại bỏ các lớp bợn màu trắng trên lưỡi và giữ sạch sẽ cho lưỡi. Bạn có thể dùng kết hợp nước cốt chanh với bột baking soda để chà lên lưỡi, sau đó đánh răng và súc miệng lại bằng nước sạch. 

4. Thực phẩm giúp sạch lưỡi

Cách làm sạch lưỡi, răng miệng tốt nhất là bạn nên chọn những thực phẩm có tác dụng vệ sinh răng miệng như: Chanh, dâu tây, pho mát và táo. Những thực phẩm này không chỉ giúp duy trì răng trắng sáng, mà còn làm sạch lưỡi hiệu quả.

5. Ăn sữa chua

Thủ phạm giấu mặt gây ra tình trạng lưỡi trắng chính là nấm candida. Sữa chua có thể giúp tiêu diệt các loại nấm trên lưỡi và ngăn chặn chúng phát triển trở lại. Vì thế, mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy ăn 1 hộp sữa chua để giúp làm sạch lưỡi hiệu quả.

7. Sử dụng bột nghệ

Nghệ có tính chống khuẩn và sát trùng cao, vì vậy bạn có thể sử dụng như một biện pháp làm sạch lưỡi. Bạn có thể thực hiện bằng cách trộn bột nghệ với nước và dùng hỗn hợp này để chà lên lưỡi, sau đó súc miệng cho sạch.

 

Linh Phương



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng