Bọc răng sứ có bị hôi miệng không và cách xử lý

Bọc răng sứ là hình thức thẩm mỹ giúp khôi phục hình dạng, kích thước, chức năng răng và hỗ trợ bảo vệ răng. Tuy nhiều người luôn có thắc mắc “Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?”. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp làm răng sứ bị hôi miệng không nhé!

Giải đáp bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Bọc răng sứ là một hình thức thẩm mỹ, chăm sóc đồng thời bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như: Nhiệt độ, vi khuẩn, hóa chất… Tuy nhiên, bọc răng sứ có thể dẫn đến một số biến chứng không đáng có như gây hôi miệng.

Bọc răng sứ có thể dẫn đến một số biến chứng như hôi miệng 

Bọc răng sứ có thể dẫn đến một số biến chứng như hôi miệng 

Theo nhiều chuyên gia, hôi miệng sau bọc răng sứ là do kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo và biện pháp chăm sóc sau khi bọc răng không được khoa học. Bản chất của việc bọc răng sứ là dùng mão sứ bọc lên phần răng bị tổn thương từ mặt nhai đến khi sát khít với phần nướu răng. Tuy nhiên, khi kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn sẽ làm phần mão răng không được sát khít với nướu răng. Lâu ngày, thức ăn sẽ bám vào và phân hủy dẫn đến bọc răng sứ bị hôi miệng.

Bên cạnh đó, các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của hóa chất, enzym và vi khuẩn dễ bị oxy hóa gây kích ứng cho mặt răng thật và nướu dẫn đến hôi miệng.

Nguyên nhân gây tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng

Không phải trường hợp nào bọc răng sứ cũng bị hôi miệng nhưng các trường hợp bị hơi thở có mùi sau khi bọc răng sứ có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

Thói quen vệ sinh răng miệng không khoa học

Nguyên nhân chính gây hôi miệng sau bọc răng sứ là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Vấn đề này dẫn tình trạng tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng và xung quanh chân răng. Một số vi khuẩn này là vi khuẩn kỵ khí tạo các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi dẫn đến mùi hôi miệng.

Tương tự với người không bọc răng sứ, vệ sinh miệng không khoa học cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, với những người bọc răng sứ, cần cẩn thận vệ sinh cả mão răng sứ và phần răng thật bên trong để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ.

Bệnh lý về nướu

Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn trong khoang miệng có thể lây nhiễm đến vùng nướu và xung quanh chân răng dẫn đến hơi thở có mùi. Điều này liên quan đến vệ sinh răng miệng không khoa học, tuy nhiên bệnh nướu răng còn liên quan đến yếu tố di truyền hoặc vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường.

Bệnh về nướu răng có thể gặp ở người bọc răng sứ gây hôi miệng

Bệnh về nướu răng có thể gặp ở người bọc răng sứ gây hôi miệng

Các bệnh lý về nướu khiến nướu sưng đỏ và dẫn đến viêm quanh răng trong đó có cả người bọc răng sứ. Tình trạng nướu răng có thể dẫn đến thoái hóa nướu và là nguyên nhân gây mất răng. Vì vậy nếu thấy các dấu hiệu về nướu răng hãy đến gặp nha sĩ để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Nguyên nhân từ sâu răng

Bọc răng sứ chỉ bảo vệ một phần bề mặt của răng nhưng không thể bảo vệ toàn bộ răng. Do đó, những nơi răng không được bảo vệ có thể bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng sâu răng và hôi miệng vì sâu răng. Đặc biệt, những lỗ sâu răng là nơi tốt để vi khuẩn răng miệng kỵ khí tích tụ, ăn sâu vào trung tâm, tủy hoặc dây thần kinh của răng. Biến chứng nguy hiểm dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.

Nếu gặp tình trạng sâu răng, bạn cần đến gặp nha sĩ để xử lý kịp thời, với ngược bọc răng sứ có thể thay mão răng bị sâu bằng mão răng mới có tác dụng bảo vệ toàn bộ bề mặt răng mà bạn có thể nhìn thấy.

Bọc răng sứ không đúng chuẩn

Khi mão răng không được bọc đúng cách có thể tạo các lỗ hở xung quanh mão răng dẫn đến tích tụ các hạt thức ăn và vi khuẩn trong miệng. Điều này góp phần gây bệnh sâu răng, nướu răng và hôi miệng do bọc răng sứ.

Kỹ thuật và chất lượng răng sứ kém chất lượng có thể gây hôi miệng

Kỹ thuật và chất lượng răng sứ kém chất lượng có thể gây hôi miệng

Tình trạng này là do tay nghề của nha sĩ không được tốt nên không đảm bảo được tính chính xác khi thực hiện. Bên cạnh đó, chất lượng răng sứ kém cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng sau một thời gian sử dụng. Nếu bạn cảm thấy mão răng bị lệch hãy đến nha sĩ kiểm tra để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Phản ứng dị ứng

Có một số trường hợp xảy ra, bạn có thể bị dị ứng với kim loại hoặc hợp chất tạo ra mão răng. Dẫn đến tình trạng ngứa rát trong khoang miệng và gây hôi miệng. Dị ứng là một phản ứng khá nguy hiểm nếu nghi ngờ hãy đến gặp nha sĩ thực hiện bọc răng để được xử lý.

Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng

Nếu bạn được nha sĩ chẩn đoán bị hôi miệng do bọc răng sứ, hãy tham khảo ý kiến và thực hiện kiểm tra răng và nướu có sát nhau không. Sau đó, nha sĩ có thể khắc phục tình trạng mão răng bị hở, lấy thức ăn thừa bị vướng và khử trùng để cải thiện hôi miệng.

Nếu mão răng cũ không thể hồi phục nha sĩ có thể đề nghị bạn làm lại mão răng mới. Lúc này, bạn nên quan tâm hơn đến chất liệu mão răng và kỹ thuật của nha sĩ. Do đó, bạn hãy lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Ngoài ra, bọc răng sứ bị hôi miệng có thể cải thiện bằng một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên đến nha sĩ để khám và kiểm tra tình trạng răng sau khi bọc răng sứ giúp phát hiện và chẩn đoán tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ sớm nhất.
  • Thay thế mão răng mới, chất lượng tốt hơn và kỹ thuật chuẩn hơn.
  • Nếu mão răng không vừa với chân răng gây đau đớn hoặc khó chịu kho ăn, bạn nên yêu cầu nha sĩ đổi mão răng vừa vặn và phù hợp với chân răng.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nước súc miệng từ thảo dược: Hiện nay xu hướng sử dụng thảo dược vừa an toàn vừa lành tính, thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu và ứng dụng công nghệ hiện đại giúp phát huy tối đa tác dụng của thảo dược. Trong đó phải kể tới một số thảo dược như sáp ong, lá trầu không, vỏ rễ chay, cùi quả cau được dân gian truyền lại có tác dụng tốt với sức khỏe răng miệng. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Justus-Liebig ở Đức năm 2009 cho thấy, sáp ong có tác dụng vừa chống viêm, vừa ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và tiêu diệt vi nấm, một số trường hợp còn có hiệu quả cao hơn thuốc kháng nấm. Chính vì vậy, sáp ong giúp điều trị và tiêu diệt một số virus, vi khuẩn có trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa, điều trị các bệnh răng lợi và cải thiện tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ. Không những thế, trong cùi quả cau chứa hơn 59 hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng… Từ đó giúp se khít chân răng, giảm đau, làm sạch các mảng bám ở răng miệng, làm thơm răng miệng bằng các nguyên liệu hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên.

Sáp ong giúp cải thiện bọc răng sứ bị hôi miệng

Sáp ong giúp cải thiện bọc răng sứ bị hôi miệng

Nếu tình trạng hôi miệng do bọc răng sứ không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để khám và điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bọc răng sứ có sâu răng không?”. Mong rằng bạn đọc sẽ áp dụng những mẹo trên hiệu quả, giữ cho mình một hơi thở thật thơm tho, sảng khoái. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới để nhận được tư vấn tốt nhất.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng