Bị sâu răng phải làm sao? Dùng sản phẩm thảo dược có hiệu quả không?

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với những cơn đau buốt khó chịu do sâu răng, tình trạng này không chỉ xảy ra phổ biến ở trẻ em mà ngay cả người lớn cũng rất dễ mắc phải, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về “bệnh sâu răng” cũng như cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay thông tin sau đây!

Sâu răng bệnh gì?

Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng men răng bị phá vỡ, tạo thành các lỗ hổng trên bề mặt, gây đau buốt răng âm ỉ hay kéo dài, hơi thở có mùi khó chịu. Khi bạn mới mắc, lỗ sâu chưa xuất hiện nên lúc này, bạn chưa có cảm giác khó chịu và không biết mình bị sâu răng, chỉ khi soi gương kỹ mới thấy một vài nốt màu trắng đục trên bề mặt hay ở các khe kẽ. Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ “ăn mòn” vào lớp ngà, xương và tủy răng bên trong, tạo thành một lỗ sâu lớn. Điều này khiến thức ăn dễ bị mắc vào, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi và gây tổn thương nặng hơn, khiến răng chuyển sang xám màu, hoại tử tủy, có nguy cơ phải nhổ bỏ.

Vậy đâu là nguyên nhân gây sâu răng?

Trên thực tế, nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là do răng lợi không được nuôi dưỡng thường xuyên, kém bền chắc và dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại từ môi trường. Cùng với đó, sự kết hợp của nhiều yếu tố khác khiến tình trạng sâu răng tiến triển nhanh chóng và lan rộng hơn, cụ thể như:

- Chăm sóc răng miệng sai cách: Không đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc súc miệng thường xuyên, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Điều này sẽ khiến mảng bám không được làm sạch, từ đó vi khuẩn có cơ hội tấn công răng, sản sinh và tiết ra acid gây phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng, tạo nên lỗ thủng trên thân răng.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thường xuyên ăn đồ ngọt như: Kẹo, bánh, soda, nước hoa quả,... chứa nhiều đường, trong quá trình phân giải chất này sẽ tạo nên acid làm ăn mòn men răng. Bên cạnh đó, nếu không làm sạch kỹ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn “hoành hành” và làm tổn thương răng. 

- Thói quen xấu như: Hút thuốc lá thường xuyên, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, nhai thức ăn cứng chắc,... dễ làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng.

Trên thực tế, dấu hiệu ban đầu của sâu răng không quá điển hình và ở mức độ nhẹ nên thường bị bỏ qua. Chỉ khi cơn đau nhức dữ dội, người mắc mới chú ý và tìm biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

Răng đổi màu, có đốm trắng đục

Đây là biểu hiện cho thấy răng đang cảnh báo vấn đề dinh dưỡng. Với răng khỏe mạnh, lớp men ngoài cùng của răng trong mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong. Khi xuất hiện những đốm trắng đục cho thấy răng đã bị tấn công. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không chú ý mà bỏ qua dấu hiệu này. Bởi họ không biết rằng, quá trình sâu răng bắt nguồn với việc các vi khuẩn làm mất khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng, dẫn đến sự xuất hiện của những đốm trắng đục, để lâu sẽ lan rộng hơn, khiến răng chuyển sang màu xám, vừa gây mất thẩm mỹ mà có thể tạo nên những tổn thương sâu hơn, nguy cơ mất răng rất cao.

Răng trở nên nhạy cảm

Nghiên cứu của các chuyên gia từ Mỹ cho thấy: Răng, nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn nhiều khi bị sâu răng hoặc các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng khác. Bạn phải chịu những cơn ê buốt khi ăn đồ cay, nóng, hay thậm chí là chua. Do vậy, bạn nên chú ý khi có dấu hiệu này để kịp thời xử lý vị trí sâu răng. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải tình trạng nặng hơn như đau dữ dội khi cắn hoặc nhai, cho thấy lúc này, sâu răng có thể ăn mòn đến tủy răng gây ra cảm giác khó chịu. Một số trường hợp mất khả năng nhai do sâu răng lan dần đến tủy và phía chân răng bắt đầu hình thành mủ viêm.

Ngoài ra, khi vi khuẩn tạo ra các lỗ trên bề mặt răng hoặc hai bên răng thì khoảng cách giữa hai chiếc răng được nới rộng ra, khiến những hạt thức ăn thừa mắc kẹt lại trong các kẽ và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Phòng ngừa sâu răng bằng cách nào?

Dù là do nguyên nhân nào, mục tiêu trước mắt để giúp người mắc cải thiện nhanh tình trạng trên là làm sạch răng miệng tối đa, ngăn ngừa kịp thời các triệu chứng và lâu dài hơn chính là tăng cường dinh dưỡng nướu lợi giúp ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Để phòng ngừa sâu răng, điều quan trọng nhất là giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên, đồng thời có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp nuôi dưỡng nướu, lợi khỏe mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:

- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày với bàn chải có độ cứng vừa phải, nên dùng kem đánh răng chứa thành phần fluorid giúp răng chắc khỏe và hồi phục các tổn thương nhanh hơn. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám sót lại trên bề mặt răng, nướu. Với trẻ nhỏ, chưa đánh răng được, nên hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt hay uống sữa ban đêm, cho trẻ uống nước, súc miệng ngay sau khi dùng bữa nhằm hạn chế thức ăn bám dính.

- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C, E,... và các khoáng chất canxi, magie, phospho,... vừa giúp tăng cường dưỡng chất cho nướu, lợi, giúp chúng bền chắc hơn mà không lo sâu răng tiến triển.

- Uống đủ nước mỗi ngày, vừa giúp đẹp da, giữ dáng mà còn làm sạch răng miệng tốt hơn.

- Hạn chế ăn đồ cứng, dai, hoặc những thực phẩm quá nóng hay quá lạnh. Bên cạnh đó, bạn nên giảm tiêu thụ chất đường từ bánh kẹo, nước ngọt,...

- Khi bị khô miệng có thể nhai kẹo cao su để kích thích miệng tiết nhiều nước bọt hơn.

Hà Anh



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng