Lo lắng không biết bị hôi miệng là bệnh gì? Giải đáp ngay câu hỏi!

Hơi thở khó chịu khiến bạn trở nên xa cách trong mọi cuộc giao tiếp. Nhiều người thắc mắc: Bị hôi miệng là bệnh gì? Bởi đôi khi mùi hơi thở là dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải. Để giải đáp thắc mắc trên một cách chính xác, mời bạn đọc tham khảo thông tin bài viết sau đây!

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là tình trạng phổ biến ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Khác với những bệnh khác, hôi miệng là tình trạng không nguy hiểm nhưng lại tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Những người bị chứng hôi miệng thường rất tự ti, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao.

Thắc mắc: Bị hôi miệng là bệnh gì?

Bệnh hôi miệng khiến bạn cảm thấy ngại ngần, tự ti trong giao tiếp. Đặc biệt, tình trạng hơi thở có mùi, đôi khi là lời cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm.

Cơ thể thiếu nước

Bạn hãy để ý, khi miệng của bạn khô, mùi hôi miệng sẽ xuất hiện. Nước bọt có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính axit trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính axit trong miệng cao thì vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

Nếu uống đầy đủ nước ngay cả khi bạn không khát sẽ giúp cơ thể trao đổi chất và ion muối khoáng, đồng thời ngăn ngừa chứng hôi miệng hiệu quả.

Viêm xoang

Nếu hơi thở bỗng nhiên có mùi mà mũi thường xuyên bị nghẹt, đau đầu, trong miệng có dịch mủ chảy xuống thì chứng hôi miệng của bạn có thể là biểu hiện của viêm xoang. Chỉ khi chữa khỏi viêm xoang thì mùi hôi khó chịu mới biến mất.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ hơi, bạn sẽ thấy có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản, từ đó, bốc mùi khó chịu ra miệng.

Hôi miệng là biểu hiện của bệnh dạ dày

Theo nghiên cứu của tạp chí Y khoa vi sinh, một loại vi khuẩn gây hôi miệng tồn tại gây viêm loét dạ dày là Helicobacter Pylori. Nếu bạn bị ợ nóng, đau quặn bụng bên trái, khó ăn, ăn đồ cay nóng là đau bụng và hôi miệng thì khả năng dạ dày của bạn đang gặp vấn đề khá nghiêm trọng.

Một số bệnh lý cơ thể nghiêm trọng

Hơi thở có mùi hôi có thể do khí phát sinh trong cơ thể như bệnh về gan, thận, tiểu đường, hen suyễn, bệnh tim,… Những căn bệnh này tuy không có biểu hiện hoàn toàn bằng chứng hôi miệng nhưng đây cũng là một lưu ý giúp bạn đề phòng sớm.

Nguy cơ sinh non

Phụ nữ trong thời gian mang thai mà bị hôi miệng thì sẽ có nhiều nguy cơ sinh non hoặc thai nhi có cân nặng thấp. Đây là lý do tại sao bác sĩ thường khuyên phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe răng miệng trước khi mang thai và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong suốt thời gian mang thai.

Các cách khắc phục hôi miệng hiệu quả

Mùi hôi miệng khiến bạn trở nên “lạc lõng” giữa đám đông, lâu dần sẽ tạo tâm lý ám ảnh, mất tự tin. Do đó, hãy tham khảo ngay các bí quyết dưới đây để loại bỏ hơi thở có mùi.

-   Đánh răng ngay sau khi ăn:

Việc đánh răng sau khi ăn rất cần thiết giúp bạn hạn chế tốt nhất các tác nhân gây bệnh. Tốt nhất, bạn nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút và tối thiểu 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả.

- Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong:

Việc đánh răng không thể loại bỏ được các mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là một trong những thứ được bác sĩ nha khoa chỉ định dùng để loại bỏ tối đa mảng bám trong kẽ răng.

-   Làm sạch lưỡi:

Nhiều người có thói quen chải răng mà quên mất lưỡi cũng là một bộ phận cần làm sạch. Bởi lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập quá mức đó là lưỡi có mảng màu trắng. Việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất có lợi trong việc loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

-   Uống nước nhiều:

Miệng khô cũng chính là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển mạnh. Do vậy, cung cấp đủ nước cho cơ thể không những tốt cho sức khỏe mà còn rất có lợi trong việc chữa bệnh hôi miệng. Đối với những bệnh nhân bị khô miệng mạn tính, cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ kê đơn thuốc để kích thích tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.

-   Làm sạch dụng cụ nha khoa:

Nếu như bạn đang niềng răng hoặc dùng răng giả thì cần phải làm sạch kỹ lưỡng một lần/ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

-   Có chế độ ăn uống hợp lý:

Người bị hôi miệng nên bổ sung các thực phẩm như rau xanh, hoa quả; tránh những loại như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, cà phê, thực phẩm nhiều đường.

-   Chăm sóc răng miệng định kỳ:

Cao răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất. Do vậy việc lấy cao răng 2 lần/năm cũng là cách giúp bạn tránh xa mùi hôi khó chịu.

Loan Hà



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng