Chữa hôi miệng bằng cách nào mới hiệu quả nhất - Giải đáp băn khoăn!

Nếu bạn sở hữu hơi thở khó chịu và băn khoăn không biết chữa hôi miệng bằng cách nào, hãy thu nạp các bí quyết hữu ích để xóa tan hơi thở rau mùi, bởi đây là rào cản ảnh hưởng đến sự giao tiếp trong cuộc sống và công việc. Đừng quá lo lắng, bài viết sau sẽ cung cấp các cách chữa hôi miệng an toàn và hiệu quả.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là tình trạng phổ biến ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng. Khác với những bệnh khác, hôi miệng là tình trạng không nguy hiểm nhưng lại tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu và tự ti trong mọi tình huống giao tiếp, điều này tác động tiêu cực đến tâm lý người mắc. Theo các chuyên gia, nguyên nhân điển hình gây hôi miệng bao gồm:

Vệ sinh răng miệng kém

Miệng là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài. Cộng thêm việc khoang miệng luôn ẩm ướt và kết hợp nhiều tác nhân như thức ăn dư thừa, mảng bám,… chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Việc vệ sinh răng miệng sai cách sẽ làm cho vi khuẩn phát triển với tốc độ chóng mặt, gây mùi hôi khó chịu.

Bệnh lý răng miệng

Theo các chuyên gia, một số vấn đề răng miệng được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng như: Viêm lợi, nhiễm trùng nướu răng, sâu răng,... Những bệnh này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Do đó, để loại bỏ mùi hôi miệng, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng.

Thực phẩm gây mùi

Thức ăn bám lại trên răng làm cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi miệng. Một số loại thực phẩm có mùi nồng, gây ra hơi thở khó chịu điển hình là: Hành, tỏi, củ kiệu, lạc sống, thức ăn nhiều chất béo,… Ngoài ra, rượu, bia, thuốc lá cũng là thủ phạm gây nên mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

Chữa hôi miệng bằng cách nào dễ nhất?

Bạn đang bị hôi miệng và băn khoăn không biết làm thế nào để loại bỏ hơi thở khó chịu, hãy tham khảo ngay các cách chữa hôi miệng dưới đây.

Sữa chua

Có thể bạn chưa biết, trong sữa chua có chứa hàng triệu lợi khuẩn, giúp tăng sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch, làm giảm lượng hydro sunfua trong miệng – nguyên nhân gây hôi miệng. Đây được coi là cách chữa hôi miệng đơn giản và tiết kiệm nhất.

Thực hiện: Để chữa hôi miệng với sữa chua, bạn chỉ cần ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua hàng ngày giữa các bữa chính, tránh ăn vào lúc đói. Nếu có ăn trước khi đi ngủ thì nên đánh răng thật sạch sau khi ăn.

Dầu mè

Dầu mè có mùi thơm nhẹ, giúp loại bỏ mùi hôi miệng, hạn chế tình trạng sưng, viêm mô mềm và kích thích nướu ôm lấy cổ răng. Dầu mè sẽ tạo một lớp màng mỏng, ngăn ngừa khả năng xâm lấn của vi khuẩn lên tổ chức quanh răng, giúp răng chắc khỏe.

Thực hiện: Dùng dầu mè súc miệng hàng ngay sau khi ngủ và sau khi ăn, thời gian thực hiện trong khoảng 10 - 15 phút

Mật ong

Trong mật ong có chứa hydroscopic có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, mật ong còn tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển chống lại các vi khuẩn xấu. Vì vậy, mật ong là cách trị hôi miệng được mọi người áp dụng phổ biến nhất.

Thực hiện:

- Trước tiên, bạn vẫn cần chải răng sạch sẽ với kem đánh răng thông thường.

- Pha một thìa mật ong với bột quế, hòa với một cốc nước ấm.

- Sử dụng hỗn hợp thu được để ngậm hoặc súc miệng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.

- Thực hiện phương pháp trên trong ít nhất 2 tuần để phát huy tác dụng triệt để. Mật ong sẽ sát khuẩn và loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mùi hôi miệng.

Nước muối

Muối là khoáng chất rất tốt cho cơ thể, đặc biệt có lợi cho nướu và giúp răng chắc khỏe hơn. Trong kem đánh răng có chứa nhiều ion muối. Các tinh thể này có thể lấy đi mảng bám trên răng đồng thời giúp hết hôi miệng.

Thực hiện:

- Chỉ cần pha muối với nước (lưu ý là nồng độ muối là chỉ ở khoảng 0,8 – 1%) để ngậm trong miệng hàng ngày là có thể khử mùi cho răng miệng hiệu quả. Muối được xem là cách chữa hôi miệng dân gian xuất hiện trước khi có kem đánh răng, tuy nhiên, hãy thận trọng bởi nó có thể gây dị ứng nếu lạm dụng.

- Đánh răng bằng muối: Tinh thể muối sẽ cọ xát và làm sạch bề mặt răng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Đồng thời, tính kháng khuẩn của muối sẽ giúp răng được bảo vệ toàn diện.

Lá ổi

Lá ổi là loại nguyên liệu tự nhiên lành tính và dễ tìm kiếm. Trong lá ổi có chứa nhiều các hoạt chất giúp chống hôi miệng như tannin, oxalic,… và các bệnh lý về răng miệng khác. Vì vậy, bạn có thể sử dụng lá ổi để trị hôi miệng hiệu quả như sau:

 Thực hiện:

- Dùng 3 lá ổi non đã rửa sạch và nhai trực tiếp trong 5 phút. Chú ý không nuốt tinh dầu chảy ra từ lá ổi. Sau đó súc miệng lại với nước ấm có pha thêm chút muối.

- Dùng 1 nắm lá ổi đun sôi với nước, có thể thêm 1 vài hạt muối. Sau đó, chắt lấy nước và dùng nước này súc miệng hàng ngày. Nhớ đánh răng lại thật sạch.

Loan Hoàng



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng