6 nguyên nhân gây hôi miệng khiến bạn không ngờ tới - Đọc ngay để biết!

Hôi miệng dần trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc sống, bởi dù bạn có sở hữu một ngoại hình bắt mắt, một năng lực trời phú, nhưng sở hữu hơi thở không mấy thơm tho sẽ khiến hình tượng của bạn sụp đổ ngay trong 10 giây đầu đối diện với người khác. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 6 nguyên nhân gây hôi miệng mà bạn chưa từng nghĩ tới.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi hôi là tình trạng phổ biến ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Khác với những bệnh khác, hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Những người bị chứng hôi miệng thường rất hay tự ti, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao.

 6 nguyên nhân không ngờ gây hôi miệng

Chứng hôi miệng khiến bạn khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân.

1. Nghẹt mũi

Theo trang Healthyline, nghẹt mũi do cảm lạnh sẽ khiến việc duy trì nhịp thở khó khăn hơn, bạn buộc phải hít thở bằng đường miệng. Điều này làm khô miệng và giảm tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt giúp khử mùi, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại và những tác nhân tạo nên bệnh sâu răng.

Vì vậy, giảm lượng nước bọt tiết ra đồng nghĩa với vi khuẩn trong miệng có cơ hội sản sinh nhiều hơn, khiến hơi thở có mùi khó chịu - hôi miệng.

2. Ăn nhiều đồ ngọt

Đồ ngọt cũng là một trong những tác nhân gây hôi miệng. Khi bạn ăn kẹo hoặc bánh, vi khuẩn sẽ bám theo chất ngọt, lây lan khắp khoang miệng và các kẽ răng. Ăn nhiều đồ ngọt sẽ gây hôi miệng nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, thậm chí là dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng khác.

3. Nước súc miệng

Theo các chuyên gia, lượng cồn trong nước súc miệng và kháng khuẩn (chiếm 27% tổng số thành phần) có thể gây khô và chỉ làm sạch khoang miệng khoảng một giờ sau khi sử dụng. Một số loại nước súc miệng dùng lâu dài sẽ gây ra các vấn đề răng miệng.

4. Thực phẩm giàu protein

Một chế độ ăn giàu protein cũng khiến hơi thở có mùi. Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng đòi hỏi cơ thể phải làm việc nhiều hơn, phản ứng trong quá trình tiêu thụ thức ăn là nguyên nhân gây hôi miệng.

5. Vi khuẩn gram âm

Một loại vi khuẩn sống trong khoang miệng khiến hơi thở bạn có mùi là gram âm, chúng tiết ra hợp chất gây mùi sulfuric. Gram âm sống dưới nướu răng và ẩn náu sâu trong lưỡi. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, bạn có thể làm sạch lưỡi sau khi ăn, cách này giúp giảm hôi miệng tới 70%.

6. Lo lắng

Khi bạn căng thẳng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, lòng bàn tay đổ mồ hôi khiến khoang miệng bị khô và có mùi. Để khắc phục vấn đề này, bạn chỉ cần duy trì thói quen uống nước hàng ngày, uống từng ngụm nhỏ và giãn cách thời gian giúp hơi thở bớt mùi đáng kể.

Lưu ý giúp bạn tránh xa hôi miệng

Nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng 90% đều xuất phát từ miệng, do đó, bạn cần có kiến thức phòng chống và ngăn ngừa để chứng hôi miệng không gây phiền toái. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng tạm biệt hơi thở có mùi hiệu quả:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Phải thường xuyên đánh răng với bàn chải lông tròn mềm đều đặn ngày 2 lần sáng và tối. Đồng thời, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau mỗi lần ăn xong để làm sạch các mảng bám quanh răng. Làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn một bữa sáng lành mạnh với các thức ăn thô, để làm sạch mặt sau của lưỡi, kết hợp nhai kẹo cao su không đường nhằm làm sạch và tăng cường khả năng tiết nước bọt của miệng.

Uống đủ nước

Một cách rất đơn giản để khắc phục tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày là uống đủ 2 lít nước/ngày. Đây được coi là giải pháp hiệu quả giúp cơ chế sinh nước bọt hoạt động bình thường, hạn chế mùi hôi miệng do sâu răng. Không những thế, uống đủ nước còn giúp cơ thể hoạt động tốt, phòng tránh nhiều bệnh khác.

Súc miệng bằng nước muối

Muối là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối loãng giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt các vi khuẩn có ở lưỡi và lợi. Để đạt được tác dụng nhanh nhất, bạn nên súc miệng nước muối loãng ít nhất là 3 lần/ngày. Đây được coi là cách đơn giản để khắc phục hơi thở khó chịu, tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

- Nên ăn đúng giờ và điều độ, không ăn quá no. Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để tuyến nước bọt giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giải quyết sạch các thức ăn.

- Không ăn quá nhiều đồ cay nóng, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá.

- Ăn nhiều rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ và các loại thực phẩm khác để hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn như: Sữa chua, khoai lang, atiso, mật ong,... Hạn chế các món chiên xào, những loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và chất béo có hại.

- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, xuất hiện chứng trào ngược axit dạ dày, gây hôi miệng.

Thu Hà



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng