Mách bạn cách trị hôi miệng hiệu quả, không tái phát trở lại

Hôi miệng khiến người mắc gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống, vì vậy tình trạng này cần sớm được khắc phục. Các cách trị hôi miệng nhanh chóng hiện nay bao gồm vệ sinh răng miệng, chữa bệnh lý về răng và kết hợp sử dụng thảo dược.

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến hôi miệng. Những nguyên nhân hôi miệng phổ biến nhất bao gồm vệ sinh răng miệng không đúng cách, có bệnh lý về răng miệng hay bệnh lý tại dạ dày.

Không vệ sinh răng miệng đúng cách

Hàng ngày khoang miệng là nơi xử lý lượng lớn thức ăn, đồ uống, tiếp xúc với không khí. Vì vậy nếu không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, hơi thở rất dễ xuất hiện những mùi bất thường.

Ngoài ra trong khi ăn, nhiều mảnh vụn từ thức ăn có thể bị mắc lại tại các kẽ chân răng, lưỡi hay kẽ lợi. Nếu không loại bỏ chúng đi, vi khuẩn tại khoang miệng sẽ phân hủy thức ăn thừa này và khiến hơi thở có mùi hôi thối.

Mắc các bệnh liên quan đến răng lợi

Các bệnh răng lợi như cao răng, sâu răng sẽ xuất hiện khi lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách. Cao răng được tạo thành bởi mảng thức ăn, vi khuẩn và nước bọt. Cao răng tạo hàng rào chắn cho vi khuẩn trú ngụ, gây kích ứng lợi dẫn đến viêm, sưng lợi và hôi miệng. 

Tình trạng cao răng kéo dài mà không điều trị rất dễ dẫn đến sâu răng. Khi đó vi khuẩn càng có điều kiện để phát triển, khiến hơi thở có mùi khó chịu hơn.

tinh-trang-cao-rang-sau-rang-gay-ra-hoi-mieng-kinh-nien.webp

Tình trạng cao răng, sâu răng gây ra hôi miệng kinh niên

Bệnh lý tại dạ dày gây ra hôi miệng

Một số bệnh lý ngoài răng miệng cũng có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi – điển hình là bệnh trào ngược dạ dày. Chứng trào ngược khiến dịch vị tại dạ dày trào lên thực quản và khoang miệng. Tình trạng bệnh càng nặng, hơi thở sẽ có mùi chua và hôi càng khó chịu.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính được đề cập ở trên, một số nguyên nhân sau cũng có thể khiến hơi thở có mùi bất thường:

Sử dụng chất kích thích: Uống rượu bia, đồ uống có cồn sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu nhiều giờ sau đó.

Hút thuốc: Khói thuốc lá làm hơi thở người hút có mùi hôi hám và ám mùi khắp cơ thể. Không những vậy người nghiện thuốc lá còn dễ mắc bệnh lý về phổi hay răng miệng.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh: Một số thuốc hóa dược điều trị bệnh có thể khiến hơi thở có mùi bất thường như nhóm nitrat điều trị đau thắt ngực, thuốc điều trị ung thư.

Khô miệng: Nước bọt có vai trò làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và trung hòa acid. Khô miệng do giảm tiết nước bọt dễ dẫn đến hôi miệng do vi khuẩn, tế bào chết tại miệng không được rửa trôi.

>>>XEM THÊM: Bọc răng sứ bị hôi miệng phải làm sao?

Cách trị hôi miệng nhanh chóng, hiệu quả nhất

Hôi miệng có thể điều trị tận gốc nếu phát hiện ra nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy phương pháp điều trị hôi miệng bao gồm điều trị nguyên nhân kết hợp với các phương pháp chữa hôi miệng tạm thời và tại nhà.

Cách chữa hôi miệng tạm thời

Sử dụng kẹo cao su, xịt thơm miệng có thể áp chế mùi hôi miệng một thời gian ngắn. Những biện pháp này tuy không chữa hoàn toàn hôi miệng nhưng hữu hiệu khi cần giảm hôi miệng ngay lập tức khi ra ngoài, giao tiếp hay làm việc.

nhai-keo-cao-su-giup-giam-chung-hoi-mieng-tam-thoi.webp

Nhai kẹo cao su giúp giảm chứng hôi miệng tạm thời

Điều trị theo nguyên nhân gây hôi miệng

Những nguyên nhân gây ra hôi miệng chính thường là cao răng, sâu răng hay bệnh lý trào ngược dạ dày. Do đó đầu tiên bác sĩ sẽ điều trị những bệnh lý này cho bệnh nhân để chữa hôi miệng nếu có:

Loại bỏ cao răng: Cao răng tạo nên hàng rào chắn bảo vệ vi khuẩn, làm giảm đáng kể hiệu quả khi vệ sinh răng miệng. Vì vậy loại bỏ cao răng là điều cần thiết để xử lý tình trạng hôi miệng. Cạo vôi răng, loại bỏ cao răng bằng laser là các phương pháp có thể được sử dụng.

Điều trị sâu răng: Sâu răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Những chiếc răng sâu nặng có thể dẫn đến viêm lợi hôi miệng và ăn sâu vào tủy gây đau nhức. Tùy vào tình trạng của chiếc răng sâu mà nha sĩ có thể chỉ định hàn trám răng, diệt tủy hay thay răng giả mới.

Điều trị trào ngược dạ dày: Bệnh lý trào ngược dạ dày dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng kinh niên. Vì vậy khi có những dấu hiệu như ho khan, hơi thở chua cần đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị bệnh lý trào ngược sớm.

Mẹo trị hôi miệng ngay tại nhà

Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây hôi miệng, phương pháp chữa hôi miệng tại nhà cũng đem lại hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa hôi miệng tái trở lại. Nhiều thảo dược dân gian từ lâu đã được sử dụng để chữa, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng bao gồm:

Sáp ong chữa hôi miệng

Trong sáp ong có chứa thành phần keo ong (còn được gọi là propolis) có khả năng ức chế sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, các thành phần vitamin, khoáng chất trong sáp ong còn giúp răng lợi chắc khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất sáp ong giúp chống lại nhiều vi khuẩn có hại, ngăn ngừa hôi miệng lâu dài.

sap-ong-ho-tro-cai-thien-tinh-trang-hoi-tho-co-mui.webp

Sáp ong hỗ trợ cải thiện tình trạng hơi thở có mùi

Đinh hương

Đinh hương là thảo dược quý trong việc chữa, phòng tránh các bệnh về răng lợi hay hôi miệng. Trong đinh hương chứa thành phần tinh dầu eugenol, có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Sử dụng dược liệu đinh hương vừa giúp khoang miệng sạch khuẩn, vừa chữa bệnh lý sâu răng, viêm lợi hiệu quả.

Chữa hôi miệng bằng lá trầu không

Lá trầu không từ lâu đã được dân gian sử dụng như một mẹo chữa hôi miệng, sâu răng hiệu quả. Trong lá trầu chứa thành phần tanin cùng các vitamin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và tăng cường dinh dưỡng cho răng lợi.

la-trau-giup-cai-thien-cac-van-de-ve-hoi-tho.webp

Lá trầu giúp cải thiện các vấn đề về hơi thở

Lá bạc hà

Bạc hà là thảo dược chứa thành phần tinh dầu menthol có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, vị the mát của bạc hà cũng áp chế nhanh chóng tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.

>>>XEM THÊM: Chữa hôi miệng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Làm sao để giữ hơi thở luôn thơm mát, không có mùi hôi?

Khoang miệng là nơi nạp thức ăn, đồ uống hàng ngày nên dễ gặp các vấn đề về hơi thở. Vì vậy để hơi thở được thơm mát, ngăn ngừa mùi hôi bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

Hãy thực hiện chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng các loại kem đánh răng chứa florua để bổ sung men răng ngăn ngừa sâu răng. Bạn cũng cần chải lưỡi, cạo lưỡi trong lúc đánh răng vì vi khuẩn bám tại lưỡi cũng dễ khiến hơi thở bạn có mùi. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khuyên rằng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các mảng bám trên kẽ răng.

Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học

Các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá khiến hơi thở bị nặng mùi. Vì vậy hãy hạn chế những đồ uống có cồn, bỏ thuốc lá để không còn tình trạng hơi thở hôi, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Sử dụng nước súc miệng thảo dược

Các sản phẩm súc miệng từ thảo dược như sáp ong, lá trầu cũng giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng tái phát. Vì vậy. kết hợp chải răng, dùng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng thảo dược sẽ tăng cường bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa các vấn đề về hơi thở. 

Kiểm tra sức khỏe răng nướu định kỳ

Răng nướu dễ xuất hiện các bệnh lý – trong đó có tình trạng hôi miệng. Vì vậy, hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng khoảng 6 tháng 1 lần, phát hiện các bệnh lý răng miệng sớm đề điều trị.

Hôi miệng không quá khó để xử lý, nhưng cần có phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này tái phát trở lại. Nếu có vấn đề nào thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về bệnh hôi miệng hay các bệnh lý răng miệng khác vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận ở phía dưới để được tư vấn.

Link tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27633295/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bad-breath/diagnosis-treatment/drc-20350925

https://www.nhs.uk/conditions/bad-breath/

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng