Hôi miệng là vấn đề quen thuộc của rất nhiều người mà đôi khi chính bản thân không nhận ra. Gần đây, cách chữa hôi miệng bằng lá lốt được chia sẻ rộng rãi bởi cách thực hiện đơn giản mà giúp cải thiện các biểu hiện khá tốt. Vậy cụ thể hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Mời bạn xem ngay bài viết sau để được giải đáp cụ thể!
Nguyên nhân nào dẫn đến hôi miệng?
Hôi miệng là tình trạng phổ biến mà hầu hết chúng ta đều từng trải qua 1 lần trong đời, khiến người mắc không khỏi lo lắng khi chẳng dám mở lời nói chuyện với ai. Cũng vì vậy mà công việc và nhiều mối quan hệ đã đi vào ngõ cụt.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này? Theo khảo sát, những yếu tố sau đây là lý do khiến mùi khó chịu phảng phất trong hơi thở của bạn:
- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Đánh răng quá mạnh, không dùng chỉ nha khoa hay súc miệng bằng các dung dịch chuyên dụng khiến mảng bám, thức ăn thừa vẫn tồn đọng trong các khe kẽ, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công nướu, răng, gây nhiễm khuẩn và tạo nên mùi hôi khó chịu.
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới: Viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,... kích thích cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy có mùi khó chịu bám dính vào đường thở, khiến hôi miệng tiến triển.
- Bệnh dạ dày: Viêm loét dạ dày làm trào ngược dịch tiêu hóa lên thực quản, gây ra mùi chua xuất phát từ cuống họng ảnh hưởng đến hơi thở.
- Một số bệnh mạn tính khác như: Tiểu đường, ung thư, hoặc xơ gan, suy thận,... khiến cơ thể sinh ra nhiều sản phẩm khí có mùi nặng...
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân sâu xa khiến hôi miệng khởi phát là do sự thiếu hụt dinh dưỡng cho tế bào nướu, lợi, khiến chúng kém chắc khỏe, không đủ khả năng đề kháng với những tác nhân gây hại từ môi trường, dẫn tới viêm nhiễm, tổn thương, hình thành các bệnh: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... kèm theo hơi thở có mùi.
Chữa hôi miệng bằng lá lốt như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều cách ngăn ngừa hơi thở có mùi, trong đó, các mẹo dân gian vẫn được rất nhiều người lựa chọn, bởi tận dụng được nguồn nguyên liệu dễ kiếm mà cách thực hiện cũng khá đơn giản. Cách chữa hôi miệng bằng lá lốt chính là một trong những phương pháp như vậy.
Nhờ đâu mà lá lốt có hiệu quả khử mùi hơi thở như thế? Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, quy kinh can, tỳ, vị, mật, giúp giảm đau, giải cảm, chống phong hàn,... Nghiên cứu cụ thể hơn về các thành phần trong thảo dược này cho thấy, trong rễ, thân, lá chứa rất nhiều alcaloid và hàm lượng tinh dầu cao, giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm sưng, từ đó kiểm soát nhanh tình trạng viêm nhức trong niêm mạc miệng, khử mùi hơi thở hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng từng bộ phận hay toàn cây để khắc phục bệnh răng miệng của mình.
Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng bằng lá lốt đơn giản, bạn hãy thử áp dụng ngay nhé:
- Dùng rễ lá lốt: Bạn hãy chuẩn bị khoảng 20g rễ cây, ngâm nước, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn rồi nghiền nhỏ, lọc lấy nước. Bạn dùng tăm bông chấm nước chiết này vào vùng tổn thương trên niêm mạc miệng, thoa đều trong khoảng vài phút sẽ thấy cơn đau nhức giảm hẳn. Kiên trì thực hiện trong vài tuần, bạn sẽ thấy sưng viêm đỡ nhiều, hơi thở cũng được khắc phục tốt.
- Sử dụng phần lá: Bạn cần chọn 20 - 30 lá, rửa sạch, sau đó đem giã nhỏ hoặc xay nhuyễn. Lọc lấy nước chiết rồi pha với khoảng 50 ml nước, thêm chút muối tinh rồi dùng súc miệng ngày 2 lần, nên ngậm khoảng 1 phút trước khi nhổ bỏ. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp bạn giảm đau nhức do tổn thương răng miệng nhanh chóng, hơn nữa, khử mùi hôi miệng hiệu quả.
Tuy nhiên, với cách chữa hôi miệng bằng lá lốt, khi lấy nguyên liệu, bạn cần chọn loại không sâu bệnh, đồng thời làm sạch kỹ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ngược trở lại răng miệng, làm cho tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng khá mất công sức chuẩn bị, không phù hợp với cuộc sống bận rộn hiện nay. Do đó, chúng ta nên tìm phương pháp thuận tiện hơn mà vẫn an toàn tương tự sử dụng các thảo dược vườn nhà.