Hôi miệng do nguyên nhân gì – Cách điều trị và phòng tránh

Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi bất thường và khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là chỉ tình trạng hơi thở có mùi khác thường (Có mùi hôi, mùi chua hay mùi thối). Theo ước tính cứ 4 người thì có 1 người đã từng bị hôi miệng một vài lần trong đời. Chứng hôi miệng kinh niên ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc ghê gớm, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

6 nguyên nhân gây ra hôi miệng lâu ngày không khỏi

Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Chứng hôi miệng tạm thời thường do việc sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, khi vệ sinh răng miệng mùi sẽ hết. Tuy nhiên những nguyên nhân được đề cập dưới đây sẽ khiến hơi thở có mùi không đỡ:

Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hôi miệng. Mỗi ngày chúng ta nạp một lượng lớn thức ăn vào cơ thể và khoang miệng có vai trò cắt nhỏ chúng. 

Khi đó nhiều mảnh vụn thức ăn sẽ bị kẹt lại tại các kẽ chân răng hay kẽ lợi. Nếu không vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh không đúng cách những mảnh vụn thức ăn thừa sẽ bị vi khuẩn phân hủy và gây mùi hôi thối.

Bệnh liên quan đến răng lợi

Răng lợi xuất hiện bệnh lý như sâu răng, viêm lợi là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi trong hơi thở. Các thống kê đã chỉ ra những trường hợp có bệnh về răng lợi nguy cơ bị hôi miệng cao hơn đáng kể so với người bình thường. 

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng lợi này thường do các mảng bám lâu ngày tạo thành cao răng, vôi răng. Khi đó các vi khuẩn có hại sẽ trú ngụ và sinh sôi, gây ra tình trạng sâu răng, viêm lợi và hôi miệng.

Tình trạng cao răng, mảng bám trên răng dẫn đến hôi miệng

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Hệ hô hấp là nguồn gốc, nơi sinh ra của hơi thở. Khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn, hơi thở sẽ có mùi hôi. Các bệnh đường hô hấp dễ gây hôi miệng có thể kể đến như viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Bệnh nhân có bệnh lý về dạ dày điển hình là trào ngược dạ dày – thực quản khiến hơi thở có mùi hôi và chua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ tâm vị dạ dày bị hở, không đóng kín. Khi đó dịch vị, mùi chua từ dạ dày sẽ đi theo thực quản lên khoang miệng, làm hơi thở có mùi hôi và chua.

Khô miệng

Nước bọt có vai trò phân hủy và góp phần rửa trôi các mảng bám trên kẽ chân răng. Khi bị khô miệng trong thời gian dài, chứng hôi miệng sẽ xuất hiện. Khô miệng có thể do việc sử dụng rượu bia, hoặc các thuốc điều trị bệnh như thuốc an thần (Phenothiazin), thuốc điều trị đau thắt ngực (Nhóm Nitrat).

Hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá hơi thở dễ xuất hiện mùi hôi khó chịu. Ngoài ra họ còn dễ bị viêm lợi, ố vàng răng, sâu răng và các bệnh đường hô hấp khác.

Người hút thuốc lá dễ bị hôi miệng và các bệnh về răng lợi

>>>XEM THÊM: Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị

Hôi miệng có nguy hiểm không?

Hôi miệng khiến người mắc bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, ảnh hướng nhiều đến chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Không những vậy, hôi miệng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Khi hơi thở một ai đó có dấu hiệu bất thường, họ dễ bị e ngại, tự tin khi giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ, giảm hiệu quả công việc. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Hôi miệng tuy không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng mùi khó chịu này dễ khiến người mắc bị stress, trầm cảm khi bị người xung quanh xa lánh, tỏ thái độ khó chịu. 

Hôi miệng có thể chữa khỏi không?

Tùy vào mỗi dạng hôi miệng mà cách xử lý sẽ khác nhau. Chữa hôi miệng tạm thời dễ thực hiện hơn cách chữa lâu dài (Chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh).

Giải pháp giảm hôi miệng tạm thời

Bạn có thể dùng kẹo cao su, chai xịt thơm miệng hay chải răng để giúp giảm chứng hôi miệng tạm thời. Cách này có hiệu quả trong trường hợp sau khi ăn các thực phẩm gây mùi và hiệu quả ngắn khi bị hôi miệng do bệnh lý.

Cách chữa hôi miệng lâu dài

Để chữa hôi miệng lâu dài, người bệnh cần được giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra hôi miệng như bệnh lý răng miệng, điều trị nhiễm khuẩn và chữa trào ngược dạ dày.

Điều trị bệnh lý răng miệng

Cao răng, mảng bám trên răng cần được loại bỏ ngay để khoang miệng được sạch sẽ. Nếu có sâu răng, tùy mức độ mà nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp hàn răng hay bọc răng sứ.

Điều trị nhiễm khuẩn

Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cần điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào bệnh lý đường hô hấp mắc phải bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thích hợp.

Điều trị trào ngược dạ dày

Thuốc Omeprazol hay nhóm thuốc làm giảm nhu động dạ dày được chỉ định trong trường hợp này. Ngoài ra người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, tránh căng thẳng stress.

Bên cạnh việc chữa nguyên nhân gây bệnh, việc tăng cường sức khỏe cho nướu lợi, chống nhiễm khuẩn khoang miệng từ thảo dược cũng là giải pháp hiệu quả để phòng tránh hôi miệng. Phương pháp Đông Y chứa các thảo dược như sáp ong, lá trầu không đem lại công dụng sát khuẩn, chống viêm, tăng cường dinh dưỡng cho răng nướu, từ đó cải thiện và ngăn ngừa chứng hôi miệng hiệu quả. Nghiên cứu vào năm 2011 tại Braxin đã chỉ ra rằng sáp ong giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó giúp hơi thở không còn mùi hôi.

Sáp ong cải thiện chứng hôi miệng, viêm lợi kinh niên

Cách phòng tránh hôi miệng hiệu quả nhất

Hôi miệng có thể dễ dàng xuất hiện tại nhiều thời điểm khác nhau. Vì vậy để phòng tránh hơi thở hôi hiệu quả, độc giả cần lưu ý một số điều sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là biện pháp đầu tiên, phổ thông và đơn giản nhất để phòng tránh hôi miệng hiệu quả. Các phương pháp vệ sinh răng miệng nên sử dụng bao gồm:

Chải răng hàng ngày

Nên thực hiện chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào lúc thức dậy và trước khi đi ngủ. Hãy nhớ thay bàn chải định kỳ ít nhất 3 tháng một lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch khoang miệng.

Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là giải pháp hiệu quả để loại bỏ các mảng bám cứng đầu mắc tại kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ tăng hiệu quả loại bỏ các mảng bám gây ra cao răng hay hôi miệng.

Sử dụng dung dịch súc miệng nha khoa

Bạn cũng có thể kết hợp dùng dung dịch súc miệng có chứa muối hay các thảo dược lưu truyền trong dân gian như sáp ong, lá trầu không để sát khuẩn, đem lại mùi thơm cho hơi thở.

>>>XEM THÊM: Trị hôi miệng bằng dầu dừa - Cách hay bạn nên biết

Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống khoa học

Hôi miệng có thể xuất hiện khi thói quen ăn uống, lối sống không khoa học. Hãy hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ thuốc lá để phòng tránh hôi miệng. Nếu ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi bạn hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Để hạn chế xuất hiện các bệnh răng miệng hay hôi miệng, hãy lưu ý đi khám sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng một lần. Chuyên gia sẽ kiểm tra và xử lý các vấn đề răng miệng sớm để hạn chế biến chứng về sau.

Hôi miệng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Vì vậy để phòng tránh hôi miệng hiệu quả, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp dùng nước súc miệng thảo dược và lối sống khoa học bạn nhé.

Link tham khảo:

https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/h/halitosis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/166636#what-is-bad-breath

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3633265/

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng