Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hôi miệng từ cổ họng là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ khiến người mắc tự ti, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, học tập. Vậy hôi miệng từ cổ họng có nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng rất phổ biến, ảnh hưởng đến các đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Theo thống kê, tất cả chúng ta sẽ bị hôi miệng ít nhất 1 lần trong đời. Đây là tình trạng miệng phát ra mùi hôi thối khó chịu khi nói, thở, đặc biệt sau khi ngủ dậy.

Hôi miệng từ cổ họng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chúng có thể bao gồm từ khoang miệng hoặc xuất phát từ các bệnh lý khác. Cụ thể:

- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguyên nhân từ cơ thực quản bị suy yếu và cho phép axit dạ dày bị trào ngược lên. Bạn có thể mắc phải chứng ợ nóng, cảm giác nóng trong ngực và cổ họng hoặc thấy có vị chua trong miệng, từ đó gây hôi miệng.

- Vệ sinh răng miệng kém: Khi ăn, thức ăn sẽ bám lại trên răng hoặc kẽ răng. Nếu người bệnh không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa làm sạch thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, không vệ sinh lưỡi cũng khiến thức ăn dư thừa đóng thành mảng trắng trên bề mặt lưỡi và lan rộng đến cuống họng, gây mùi hôi miệng.

- Nhiễm trùng các khoang xoang: Khi bị viêm xoang, khoang mũi dễ bị nhiễm trùng do dịch ứ đọng lại họng tạo các ổ mủ. Lâu ngày, tình trạng này có thể khiến hơi thở có mùi hôi.

- Chứng khô miệng: Nước bọt là nước súc miệng tự nhiên có thể khử mùi hôi miệng. Khi cơ thể thiếu nước hoặc khô miệng, lượng nước bọt tiết ra không đủ, khiến vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và làm hơi thở bốc mùi hôi.

- Bị viêm họng: Bệnh thường do sự xuất hiện của các vi khuẩn hoặc virus và thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 39 - 40 độ C kèm theo mệt mỏi. Bệnh có thể gây mủ trắng bẩn ở khe hốc amidan kèm theo mùi hôi thối bốc lên miệng.

- Viêm amidan: Sỏi amidan là một khối màu trắng xuất hiện ở phía sau phần cổ họng. Sỏi amidan có nhiều khi amidan bị viêm mạn tính. Loại sỏi này cũng là nguyên khiến miệng có mùi hôi.

Hôi miệng từ cổ họng là như thế nào và nguyên nhân của tình trạng này ra sao? Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn trong video sau:

Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố cũng làm cho mùi hôi miệng ngày càng nặng hơn, bao gồm:

- Món ăn: Sự phân hủy các hạt thức ăn trong và xung quanh răng của bạn có thể làm tăng vi khuẩn, từ đó gây ra mùi hôi. Ăn một số thực phẩm nhất định, như hành, tỏi và gia vị cũng có thể gây hôi miệng. Sau khi tiêu hóa những thực phẩm này, chúng xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi, từ đó ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.

- Hút thuốc gây ra mùi hơi thở khó chịu. Ngoài ra, những người nghiện thuốc lá cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh nướu răng như viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng – Đây một nguồn gây hôi miệng khác.

- Vệ sinh răng miệng kém: Nếu không chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, các hạt thức ăn vẫn còn trong miệng sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi. Một màng dính vi khuẩn (mảng bám) không màu, hình thành trên răng của bạn. Nếu không được chải đi, mảng bám có thể gây kích ứng nướu của bạn và cuối cùng hình thành các túi đầy mảng bám giữa răng và nướu (viêm nha chu). Lưỡi của bạn cũng có thể chứa vi khuẩn, tạo ra mùi. Răng giả không được làm sạch thường xuyên hoặc không vừa vặn có thể chứa vi khuẩn và các hạt thức ăn, từ đó gây mùi khó chịu.

- Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các hạt gây ra mùi hôi. Tình trạng xerostomia có thể góp phần gây hôi miệng vì khiến việc sản xuất nước bọt suy giảm. Khô miệng xảy ra một cách tự nhiên trong khi ngủ, dẫn đến hôi miệng vào sáng sớm. Ngoài ra, tình trạng hôi miệng mạn tính cũng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu.

- Sử dụng một số loại thuốc có thể gián tiếp tạo ra mùi hôi miệng bằng cách góp phần gây khô miệng.

- Nhiễm trùng trong miệng: Hôi miệng có thể do vết thương sau phẫu thuật miệng, như nhổ răng, sâu răng, bệnh nướu răng hoặc loét miệng.

- Mang thai: Bản thân việc mang thai không gây hôi miệng, nhưng buồn nôn và ốm nghén lại có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố, mất nước và ăn nhiều loại thực phẩm cũng góp phần khiến cho hơi thở có mùi khó chịu khi mang bầu.

- Các nguyên nhân khác: Các bệnh như một số bệnh ung thư và rối loạn chuyển hóa có thể gây ra mùi hơi thở hôi thối do các hóa chất mà chúng tạo ra.

- Ngoài ra, nếu bị nghẹt mũi kéo dài, nghiện rượu và bổ sung vitamin liều lớn cũng có thể gây hôi miệng.

Cách điều trị hôi miệng từ cổ họng hiệu quả

Hôi miệng nói chung và hôi miệng từ cổ họng nói riêng có thể khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, né tránh giao tiếp. Do đó, hãy hạn chế tình trạng này bằng cách có lối sống khoa học, lành mạnh và vệ sinh răng miệng tốt, bằng cách:

- Điều trị triệt để các bệnh có thể gây hôi miệng từ cổ họng như: Viêm lợi, viêm nha chu, viêm amidan, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,…

- Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn nên uống nhiều nước, lý tưởng là 2 lít/ngày; nên ăn làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn khuya (hạn chế ăn trong 2 tiếng trước khi ngủ); nhai kỹ thức ăn; tránh các thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, gia vị có mùi khó chịu,…

- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu. Ngoài ra, nên hạn chế bia rượu, đồ uống có ga và các chất kích thích khác.

- Dùng nước muối súc miệng vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp loại bỏ mùi hôi một cách dễ dàng.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau lúc thức dậy; dùng chỉ nha khoa để làm sạch các hạt thức ăn còn mắc lại giữa kẽ răng.

- Gừng tươi rửa sạch, thái sợi cho vào cốc nước ấm nóng để khoảng 10 phút rồi uống nuốt từ từ giúp giảm đau họng do viêm họng và khử mùi hôi từ cổ họng hiệu quả.

- Dùng vỏ chanh tươi hoặc vỏ cam để nhai một lúc rồi nuốt, ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp làm sạch miệng, khử mùi hôi nhanh. Ngoài ra, bạn có thể pha thêm nước chanh để làm hỗn hợp súc miệng giúp trị bệnh an toàn.

Thanh Tâm



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng