15 cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ!

Hơi thở có mùi gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn cảm thấy e ngại, tự ti khi giao tiếp. Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 15 cách chữa hôi miệng tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên như đinh hương, trà xanh, bạc hà, lá trầu,... Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn sẽ có ngay hơi thở thơm tho. Đọc nội dung dưới đây và tìm ra phương pháp trị hôi miệng phù hợp nhất nhé!

Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng nước vo gạo

Nước vo gạo được xem là nguyên liệu chăm sóc da mặt “thần thánh” của các chị em. Không những vậy, đây còn là cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả.

Cách thực hiện: Nước vo gạo để lắng trong khoảng 1 đến 2 tiếng (không nên để quá lâu hay để qua đêm sẽ khiến nước gạo bị chua). Sau đó bạn gạn nước đi, lấy phần lắng phía dưới và sử dụng để chải răng thay kem đánh răng. 

Thực hiện như vậy mỗi ngày một lần, sau khoảng 4 đến 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kinh ngạc. Đánh răng bằng nước vo gạo không chỉ là cách trị hôi miệng hiệu quả mà còn giúp răng của bạn trắng sáng lên rất nhiều.

Chữa hôi miệng bằng sáp ong

Sáp ong chứa các acid amin, nhóm vitamin B1, A, D, E và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Nghiên cứu vào năm 2011 tại Brazil đã chứng minh rằng, trong sáp ong chứa hoạt chất nhóm flavonoid giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó sáp ong không những hiệu quả trong việc chữa lành các vết bầm tím, viêm sưng mà còn có tác dụng nuôi dưỡng niêm mạc lợi. 

Theo đông y, vị dược liệu này có tác dụng làm săn se, tiêu độc, chống loét. Sáp ong không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi thích hợp nên chúng ta sẽ không thể áp dụng để chữa sưng lợi tại nhà theo cách thông thường được. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm nước súc miệng kháng khuẩn với thành phần chính là sáp ong. Bạn có thể lựa chọn sử dụng để chữa sưng lợi hiệu quả.

Sáp ong chữa hôi miệng và nuôi dưỡng niêm mạc lợi

Sáp ong chữa hôi miệng và nuôi dưỡng niêm mạc lợi

Mẹo chữa hôi miệng bằng hạt cau

Các nghiên cứu cho thấy hạt cau có tác dụng thanh trùng diệt khuẩn. Trong đông y, hạt cau (binh lang) vị cay, đắng, chát, tính ôn, có tác dụng bảo vệ răng miệng. Do đó, bài thuốc rượu hạt cau từ lâu đã được nhiều người sử dụng để điều trị các vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng.

Nguyên liệu: Quả cau tươi hoặc hạt cau khô, rượu trắng 30 độ, bình thủy tinh miệng rộng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Bạn mua quả cau tươi rồi rửa sạch, bổ đôi, tách lấy hạt bên trong.

Bước 2: Ngâm hạt cau tươi với rượu trắng 30 độ (rượu nhạt) với tỷ lệ 1:3 trong bình thủy tinh (tức là 1kg hạt cau tươi ngâm với 3 lít rượu).

Bước 3: Đậy kín nắp bình và để trong 30 ngày. 

Nếu bạn sử dụng hạt cau khô thì cần đảo qua hạt cau trên chảo nóng khoảng 3 phút, sau đó để nguội. Tiến hành ngâm hạt cau khô với rượu nhạt theo tỷ lệ 1:8, ngâm trong vòng 40 ngày. 

Với bài thuốc rượu cau, bạn hãy ngậm vào buổi tối sau khi đánh răng xong trong khoảng 5 đến 10 phút rồi nhổ bỏ. Thực hiện như vậy sau một tuần sẽ cải thiện tình trạng hôi miệng.

>>>XEM THÊM: Trẻ bị hôi miệng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách chữa hôi miệng bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng khuẩn rất tốt, đã được các nghiên cứu chứng minh giúp chữa các bệnh răng miệng như viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Nguyên liệu: 7-10 lá trầu tươi, một thìa cà phê muối, khoảng 600ml nước sạch.

Cách thực hiện: Rửa sạch lá trầu không sau đó vò nát và cho vào nồi. Đổ nước,  đun lửa nhỏ trong khoảng 10 đến 15 phút. Sau khi tắt bếp thì cho muối vào hòa tan. Để nguội rồi đem lọc lấy nước, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Súc miệng bằng nước lá trầu không 2 lần/ngày trong khoảng 3 đến 4 ngày. Cách này không chỉ chữa được hôi miệng mà còn là phương thuốc cực kỳ hiệu quả cho những ai bị nhiệt miệng hay viêm chân răng.

Hạt cau và lá trầu không là những bài thuốc dân gian để chữa hôi miệng

Hạt cau và lá trầu không là những bài thuốc dân gian để chữa hôi miệng

Cách trị hôi miệng tận gốc bằng chanh

Chanh là loại quả chứa nhiều acid, có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn gây mùi. Không những thế, vitamin C có trong chanh còn giúp nướu chắc khỏe, giảm thiểu các vấn đề về răng miệng. Có hai cách dùng chanh để chữa hôi miệng như sau:

Cách 1:

Nguyên liệu: Một quả chanh tươi, 400ml nước ấm, nửa thìa cà phê muối ăn.

Cách thực hiện: Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt vào cốc, sau đó cho thêm nửa thìa muối biển. Đổ nước ấm vào cốc và khuấy cho đến khi muối tan hết. Súc miệng bằng nước chanh muối 4 đến 6 lần/tuần, sẽ giúp bạn không chỉ có hơi thở thơm tho mà còn làm trắng răng.

Cách 2:

Nguyên liệu: 1 quả chanh, 2 thìa mật ong, khoảng 100ml nước đun sôi để nguội.

Cách thực hiện: Chanh cắt đôi, vắt lấy nước. Hòa tan 2 thìa mật ong cùng nước cốt chanh bằng nước đun sôi để nguội. Bạn có thể dùng nước chanh mật ong để súc miệng 2 lần/ngày. Hoặc pha nước chanh mật ong và uống vào buổi sáng vừa có tác dụng chữa hôi miệng vừa thanh lọc cơ thể rất tốt đấy nhé.

Chữa hôi miệng bằng trà xanh

Trà xanh từ lâu đã được chứng minh là chứa các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Không chỉ thế, trà xanh còn chứa nhiều tanin là chất giúp đánh bay mùi hôi miệng rất hiệu quả. Uống từ 2 đến 3 tách trà mỗi ngày không những giúp bạn thư giãn, giảm lão hóa mà còn mang lại hơi thở thơm tho.

Trà xanh chứa tanin chữa hôi miệng

Trà xanh chứa tanin chữa hôi miệng

Mẹo chữa hôi miệng bằng gừng

Nếu bạn đang bị hôi miệng, hãy thử ngay cách cải thiện bằng gừng sau đây.

Nguyên liệu: Một củ gừng (khoảng 200 gram) và 1 lít nước lọc.

Cách thực hiện: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và xay nhuyễn rồi dùng rây hoặc vải lọc lấy nước. Thêm nước vào và đun lửa nhỏ đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp, để nguội. Bạn có thể cho vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng chữa hôi miệng. Hãy súc miệng 2 lần sáng - tối trong 2 đến 3 ngày và cảm nhận sự khác biệt.

Trị hôi miệng bằng bạc hà

Bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi và làm thơm miệng rất tốt. Bạn có thể ăn lá bạc hà tươi như một loại rau thơm hoặc pha trà bạc hà để uống mỗi ngày đảm bảo mùi hôi miệng sẽ biến mất.

Bạc hà chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn

Bạc hà chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn

Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta. Ngoài công dụng làm thực phẩm, loại cây này còn là vị thuốc chữa hôi miệng hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy một nắm lá lốt tươi, đem rửa sạch rồi vò nát.

Bước 2: Đun lá lốt với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 đến 15 phút.

Bước 3: Vớt bỏ phần bã, thu lấy nước và cho ít muối vào hòa tan. Sau đó dùng nước lá lốt súc miệng 2 lần mỗi ngày sáng - tối trong khoảng 1 tuần sẽ thấy giảm mùi hôi rõ rệt.

Mẹo chữa hôi miệng bằng đinh hương

Đinh hương có các tinh dầu với đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Do đó, thảo dược này rất hiệu quả để chữa hôi miệng. Có 2 cách trị hôi miệng bằng đinh hương:

Cách 1: Lấy 3 - 4 nụ hoa đinh hương cho vào miệng ngậm khoảng 5 phút. Sau đó nhai nát cho đến khi hết tinh chất thì nhổ bỏ bã và súc miệng lại bằng nước sạch. Chỉ cần làm như vậy mỗi ngày 1 lần, sau 3 đến 4 ngày bạn sẽ thấy hơi thở không còn khó chịu nữa.

Cách 2: Bạn có thể xay nhỏ đinh hương thành bột rồi pha bằng nước ấm. Dùng nước pha đinh hương để súc miệng 2 lần sáng - tối trong khoảng 3 đến 4 ngày.

Chữa hôi miệng đơn giản bằng đinh hương

Chữa hôi miệng đơn giản bằng đinh hương

Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng baking soda

Baking soda không những trị hơi thở có mùi hiệu quả mà còn làm trắng răng và đánh bay các mảng bám. Tham khảo 2 cách sau đây:

Cách 1:

Nguyên liệu: 1 thìa cà phê baking soda, nửa thìa cà phê muối (khoảng 2,5 gam), 300ml nước ấm.

Cách thực hiện: Hòa tan muối và baking soda vào nước, khuấy đều cho tan hết. Dùng dung dịch này để súc miệng 2 lần/ngày, trong vòng 1 tuần mùi hôi miệng sẽ biến mất.

Cách 2:

Nguyên liệu: 2 thìa baking soda, 1 quả chanh.

Cách thực hiện: Vắt chanh lấy nước cốt cho vào bát sứ, sau đó thêm 2 thìa baking soda, khuấy cho đến khi hỗn hợp lên bọt. Để khoảng 1 - 2 phút cho ngớt bọt rồi dùng bàn chải đánh răng chải đều hỗn hợp này lên các mặt của răng và nướu. Sau khi chải răng xong, bạn hãy súc miệng lại bằng nước sạch. Cách này không nên quá lạm dụng mà chỉ thực hiện khoảng 2 đến 3 lần trong một tuần.

Cách trị hôi miệng dứt điểm bằng than hoạt tính

Than hoạt tính không chỉ khử mùi hôi miệng cực kỳ hiệu quả mà còn là phương pháp giúp làm trắng và bóng men răng tuyệt vời. Với cách này, bạn cần chuẩn bị loại than hoạt tính chuyên dùng cho răng miệng.

Cách thực hiện: Trộn đều bột than hoạt tính với nước lọc tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi đều lên khắp bề mặt của răng theo thứ tự từ trong ra ngoài. Tiếp đến, dùng bàn chải đánh răng chải kỹ như đánh răng thông thường khoảng 3 phút. Sau khi chải răng xong, bạn súc miệng kỹ lại bằng nước sạch, thực hiện khoảng 3 đến 4 lần/tuần. 

Mẹo chữa hôi miệng bằng quế

Quế chứa tinh dầu cinnamic aldehyde không chỉ làm thơm miệng mà còn giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đun sôi một thìa cà phê bột quế trong cốc nước.

Bước 2: Để nguội, lọc bã, thu lấy nước.

Bước 3: Sử dụng nước tinh dầu quế để súc miệng.

Súc miệng bằng dung dịch tinh dầu quế 1 - 2 lần/ngày, trong khoảng 3 - 4 ngày mùi hôi miệng của bạn sẽ biến mất.

Quế chứa tinh dầu vừa làm thơm miệng vừa có khả năng sát khuẩn

Quế chứa tinh dầu vừa làm thơm miệng vừa có khả năng sát khuẩn

Cách chữa hôi miệng tại nhà bằng lá ổi

Lá ổi chứa nhiều tanin có tác dụng làm săn se, sát khuẩn.

Nguyên liệu: Một nắm lá ổi non, nửa thìa muối.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Lá ổi đem rửa sạch rồi vò nát.

Bước 2: Đun sôi 5 phút với khoảng 300ml nước lọc (lưu ý là 5 phút tính từ sau lúc sôi).

Bước 3: Lọc bỏ bã, thu lấy dịch lọc, thêm vào đó nửa thìa muối biển.

Súc miệng nước lá ổi súc miệng 2 lần/ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Đánh răng thường xuyên và dùng nước súc miệng

Đa phần hơi thở có mùi là do các vi khuẩn sinh sôi nhiều trong khoang miệng. Mảng bám thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng là môi trường chứa nhiều carbohydrate và các protein, chất đạm chính là nguồn dinh dưỡng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, bạn cần chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng - tối. 

Chỉ đánh răng thôi cũng chưa đủ vì bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết các kẽ hở ở sâu bên trong khoang miệng. Vì vậy, nếu bạn đang bị hôi miệng, hãy sử dụng cả nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn. Hiện nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn nước súc miệng chứa sáp ong, cùi quả cau, lá trầu không,... vì tính an toàn và tiện lợi.

Trên đây là tất cả các cách chữa hôi miệng tại nhà, bạn có thể áp dụng thử để tìm ra phương pháp phù hợp. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận phía bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn ngay.

>>>XEM THÊM: Mách bạn cách trị hôi miệng hiệu quả, không tái phát trở lại

Link tham khảo:

https://www.top10homeremedies.com/home-remedies/home-remedies-for-bad-breath.html

https://trueremedies.com/home-remedies-for-bad-breath/

https://www.organicfacts.net/home-remedies/home-remedies-for-bad-breath.html

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng