Trẻ bị hôi miệng khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Hôi miệng ở trẻ có thể liên quan đến một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cha mẹ cần phải làm gì khi con bị hôi miệng?
Vì sao trẻ bị hôi miệng?
Hôi miệng ở trẻ là hiện tượng chất nhầy tiết ra ứ đọng lại trên bề mặt lưỡi, sau đó phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây hỏng men răng hoặc dẫn đến sâu răng. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ, chủ yếu là do:
Hôi miệng do khô miệng
Khô miệng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mùi cho hơi thở của trẻ. Đặc biệt khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc thở bằng miệng thường xuyên. Không khí đi qua miệng nhiều làm khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi.
Nước bọt có vai trò quan trọng trong duy trì độ ẩm và làm sạch khoang miệng. Khi không uống đủ nước sẽ dẫn đến thiếu nước bọt, các tế bào chết tích tụ lại gây mùi. Ngoài ra, thói quen mút tay, ngậm đồ chơi… của trẻ cũng dẫn đến khô miệng, hôi miệng.
Khô miệng là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng
Vệ sinh răng miệng chưa sạch
Rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và chải răng đúng cách. Lười đánh răng hoặc đánh răng không sạch khiến thức ăn thừa bám lại kẽ răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây mùi.
Bệnh nha khoa
Một số bệnh lý ở khoang miệng có thể khiến hơi thở của trẻ có mùi như áp xe răng, viêm chân răng, sâu răng, đặc biệt là viêm xoang mạn tính. Khi bị xoang, chất nhầy tích tụ nhiều ở xoang mũi, theo cổ họng đọng lại phía sau mũi. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng phát triển, gây mùi.
Trẻ bị dị vật ở mũi
Trẻ nhỏ rất hiểu kỳ luôn tò mò với mọi thứ xung quanh. Đôi khi trẻ vô tình nhét các đồ nhỏ như hạt đậu, đồ chơi vào mũi. Điều này khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn đến hơi thở của trẻ có mùi.
Ảnh hưởng của khói thuốc lá thường xuyên
Hút thuốc lá thụ động đôi khi là nguyên nhân ra tình trạng trẻ bị hôi miệng. Các hợp chất có trong khói thuốc lá vô cùng độc hại. Chúng phân hủy trong miệng gây mùi khó chịu và làm hỏng men răng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ăn thức ăn có mùi
Trẻ sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, phô mai… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Sau khi được tiêu hóa, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn theo máu đến phổi, ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ.
Sử dụng thức ăn có mùi gây hôi miệng
>>>XEM THÊM: Hơi thở có mùi kim loại cải thiện bằng cách nào?
Trẻ bị hôi miệng có cần khám bác sĩ không?
Trẻ cần được đưa đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Nếu trẻ bị hôi miệng, bạn cần đưa bé đến nha sĩ để được chăm sóc, giải quyết các vấn đề nha khoa.
Nếu trẻ bị hôi miệng không phải do vấn đề vệ sinh, ăn uống, bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định xem có mắc bệnh tiềm ẩn nào không? Bởi hôi miệng không chỉ là vấn đề của răng miệng mà còn có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó như viêm amidan, viêm nướu, trào ngược dạ dày thực quản.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ hôi miệng?
Trẻ bị hôi miệng cần làm gì? Trước hết, bạn cần xác định nguyên nhân gây mùi, cho trẻ đi khám bác sĩ nếu không xác định được nguyên nhân.
Biện pháp khắc phục hôi miệng ở trẻ
Trong đại đa số các trường hợp trẻ bị hôi miệng, vệ sinh răng miệng là biện pháp đơn giản và tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó, cho trẻ uống đủ nước, hạn chế thở bằng miệng cũng là cách duy trì nước bọt, hạn chế vi khuẩn phát triển gây mùi. Dưới đây là một số mẹo mà cha mẹ có thể sử dụng để khắc phục nhanh tình trạng hôi miệng ở trẻ.
- Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng thường xuyên sau bữa ăn.
- Tập cho trẻ thói quen uống nước thường xuyên để tránh khô miệng.
- Rơ lưỡi cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bằng dụng cụ làm sạch đúng cách, tránh làm tổn thương thêm phần lưỡi.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sót lại ở kẽ răng do trẻ vệ sinh không hết.
- Lựa chọn bàn chải mềm, phù hợp với sở thích của trẻ, thay bàn chải thường xuyên (3 tháng/lần).
- Núm vú giả cho trẻ sử dụng cầm được khử trùng và làm sạch thường xuyên.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng kết hợp với việc vệ sinh răng miệng để làm sạch khoang miệng, giúp nướu chắc khỏe hơn. Nước súc miệng dùng cho trẻ nên chứa các thành phần tự nhiên như sáp ong, vỏ chay, cùi quả cau, lá trầu không. Một nghiên cứu vào năm 2017 đã cho thấy thành phần flavonoid trong sáp ong giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó hạn chế hiệu quả vấn đề hôi miệng ở trẻ em.
Lựa chọn nước súc miệng chứa thành phần tự nhiên
Cách phòng tránh hôi miệng cho trẻ
Để phòng tránh hôi miệng ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Duy trì thói quen đánh răng sau bữa ăn cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm có mùi nặng.
- Thường xuyên thay bàn chải đánh răng, cho trẻ khám nha sĩ ít nhất 2 lần trong năm.
Tóm lại, đa số trẻ bị hôi miệng có thể phòng ngừa và điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Trong đó, chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về tình trạng trên, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây để được tư vấn.
>>>XEM THÊM: Mách bạn cách trị hôi miệng hiệu quả, không tái phát trở lại
Link tham khảo:
https://www.jstor.org/stable/26059644