Chảy máu chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cho thấy chân răng hay lợi bị viêm nhiễm. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu cụ thể về bệnh lý chảy máu chân răng cùng các phương pháp điều trị, phòng tránh hiệu quả.

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tại răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu. Ngoài ra, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu các bệnh ngoài răng miệng như sốt xuất huyết, thiếu máu hay thiếu hụt dinh dưỡng. Chảy máu chân răng không quá nguy hiểm nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân để xử lý, người bệnh có thể phải chịu nhiều biến chứng.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể do tổn thương tại khoang miệng, bệnh lý hay thói quen sinh hoạt không điều độ. Những nguyên nhân này dù ít hay nhiều đều có thể khiến chân răng bị chảy máu.

Viêm lợi

Viêm lợi (nướu bị viêm) là bệnh lý phổ biến gây chảy máu chân răng. Nướu bị viêm gây ra tình trạng sưng đỏ và sung huyết. Khi có kích thích nhỏ như nhai thức ăn, chải răng cũng dễ gây chảy máu chân răng.

Viem-loi-gay-ra-sung-do-de-dan-den-chay-mau-chan-rang.webp

Viêm lợi gây ra sưng đỏ dễ dẫn đến chảy máu chân răng

Viêm nha chu gây chảy máu chân răng

Viêm nha chu là bệnh lý tiến triển từ viêm lợi do không được điều trị. Khi đó, các mô xương nâng đỡ răng sẽ bị viêm nhiễm và tổn thương kèm tình trạng chảy máu chân răng nặng nề thêm. Ngoài ra, người bệnh cũng kèm theo vấn đề hôi miệng do tình trạng vi khuẩn gây mùi sinh sôi.

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu là thành phần đóng vai trò quan trọng của quá trình đông máu. Nếu thiếu tiểu cầu, máu sẽ khó đông dẫn đến tình trạng dễ chảy máu dù chỉ có những kích thích nhỏ. Giảm tiểu cầu gặp ở những trường hợp sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu hay ung thư.

Chải răng không đúng cách

Chải răng không đúng cách như chải quá mạnh, chà xát lên phần lợi khiến lợi bị tổn thương và dễ chảy máu. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dễ dẫn đến viêm lợi, viêm chân răng và chảy máu chân răng liên tục.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, do đó vi khuẩn dễ có cơ hội xâm nhập và gây viêm tại khoang miệng. Ngoài ra, ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thường cao, vì vậy những tổn thương do chảy máu chân răng cũng lâu lành hơn bình thường.

Thiếu dinh dưỡng

Những trường hợp suy dinh dưỡng cũng dễ bị chảy máu chân răng. Khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình đông máu, bền thành mạch như vitamin C, vitamin K thì chân răng, lợi dễ bị chảy máu.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Một số nhóm thuốc điều trị, dự phòng tai biến mạch máu não như warfarin, aspirin khiến máu khó đông. Do đó, người bệnh dễ bị chảy máu chân răng khi răng lợi tổn thương dù chỉ là nhỏ.

su-dung-thuoc-aspirin-khien-chan-rang-de-bi-chay-mau.webp

Sử dụng thuốc aspirin khiến chân răng dễ bị chảy máu

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng là hiện tượng dễ gặp phải khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nhiều người thường bỏ qua khi bị chảy máu chân răng, cho răng bệnh có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, nếu cứ để tình trạng này kéo dài, cấu trúc răng lợi sẽ bị yếu đi, gây tụt lợi, răng lung lay và rụng răng.

Cách điều trị chảy máu chân răng

Điều trị chảy máu chân răng là điều cần thiết để tránh xảy ra biến chứng. Người bệnh sẽ được xử lý để cầm máu, hết chảy máu, tiến hành điều trị nguyên nhân hay các phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa chảy máu trở lại.

Thuốc trị chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do bệnh lý cần thực hiện các biện pháp điều trị bằng thuốc, cụ thể:

Thuốc kháng sinh: Sử dụng với mục đích điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm lợi, viêm nha chu. Các kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Azithromycin, Amoxicillin, Metronidazol.

Thuốc kháng viêm: Dùng kết hợp với kháng sinh trong trường hợp có bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng. Thuốc chống viêm như alphachymotrypsin, thuốc chống viêm corticoid có thể được sử dụng theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Trị chảy máu chân răng tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng có thể kết hợp một số cách sau để chữa chảy máu chân răng ngay tại nhà:

Bổ sung vitamin: Một số vitamin đóng vai trò trong quá trình cầm máu, bền thành mạch như vitamin C, vitamin K có thể được chuyên gia khuyên dùng.

Sử dụng thảo dược: Một số thảo dược như sáp ong, lá trầu không cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn hiệu quả. Nghiên cứu vào năm 2011 tại 1 trường đại học của Brazil cho thấy, sáp ong giúp ức chế vi sinh vật trong khoang miệng như vi khuẩn, nấm hay virus từ đó ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm lợi, sâu răng.

Thao-duoc-giup-cai-thien-tinh-trang-chay-mau-chan-rang.webp

Thảo dược giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng

Cách phòng tránh chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng dù chữa khỏi nhưng vẫn dễ tái phát. Vì vậy, hãy lưu ý những điều sau để ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả:

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm lợi, viêm chân răng hiệu quả. Hãy lựa chọn bàn chải lông mềm, chải răng không quá mạnh để tránh làm tổn thương đến lợi gây chảy máu.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn đủ chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó những tổn thương nếu xuất hiện cũng được chữa lành nhanh chóng. Hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để nướu lợi luôn được khỏe mạnh nhé.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng

Răng miệng có vấn đề rất dễ dẫn đến chảy máu chân răng. Do đó bạn nên kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Lấy cao răng định kỳ để giúp khoang miệng sạch sẽ, không tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

kiem-tra-suc-khoe-rang-mieng-de-phat-hien-benh-ly-rang-mieng-som.webp

Kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện bệnh lý răng miệng sớm

Một số câu hỏi thường gặp khi bị chảy máu chân răng 

Chảy máu chân răng dễ xảy ra khi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp. Dưới đây là một số câu hỏi của người đọc thường hay thắc mắc:

Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Bên cạnh chảy máu chân răng do bệnh lý, thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn dễ bị chảy máu chân răng. Điển hình trong số đó là vitamin C và vitamin K. Ngoài ra, thiếu các khoáng chất như magie, kẽm, canxi cũng là yếu tố khiến chân răng hay bị chảy máu.

Bị chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chế độ ăn đóng góp đáng kể vào việc chữa, phòng ngừa chảy máu chân răng, đặc biệt là đối tượng mắc bệnh nền như đái tháo đường, người có nguy cơ bị tai biến. Trong chế độ ăn nên chứa thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K như cam, bưởi, súp lơ xanh, các loại rau cải.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh lý chảy máu chân răng cùng cách khắc phục, phòng ngừa hiệu quả. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận ở phía dưới để nhận được tư vấn.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng