Viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm nha chu là vấn đề về răng miệng thường gặp ở người lớn, ít phổ biến hơn ở trẻ em. Bệnh diễn biến âm thầm, không đau do đó các triệu chứng không được chú ý và kịp thời điều trị, về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hướng điều trị và cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả trong bài viết này.

Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu hay viêm quanh răng tiến triển là hậu quả của sự lan rộng quá trình viêm khởi đầu ở lợi và tổ chức quanh răng, dẫn đến phá hủy xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu

Theo số liệu từ Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, hiện nay có tới 60% dân số ở độ tuổi 35 - 45 mắc bệnh viêm nha chu với những dấu hiệu sau đây:

Triệu chứng viêm

Viêm lợi là biểu hiện đặc trưng của viêm nha chu. Tình trạng viêm khiến lợi sưng nề từ nhẹ đến trung bình và đổi màu từ hồng nhạt sang đỏ hoặc đỏ thẫm. Bề mặt hoặc bờ lợi không còn nhẵn tròn mà dẹt xuống tạo ra vùng lõm giữa hai răng liền kề. Dịch rỉ viêm hoặc mủ có thể xuất hiện ở các túi lợi. Nếu trong trường hợp túi quanh răng bị bít kín lại thì mủ không thể thoát ra được và sẽ hình thành các ổ áp xe quanh răng.

Chảy máu chân răng

Người bệnh dễ bị chảy máu chân răng khi chịu kích thích như chải răng mạnh hoặc ăn các thức ăn cứng. Tình trạng chảy máu thường tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

chay-mau-chan-rang-la-trieu-chung-thuong-gap-cua-benh-viem-nha-chu.webp

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nha chu

Mất bám dính quanh răng

Bình thường, lợi săn chắc và ôm sát cổ răng, nhưng khi bị viêm nha chu thì xảy ra tình trạng tụt lợi. Lúc này, lợi không còn bám chắc vào răng do hình thành túi lợi bệnh lý hay các túi quanh răng với chiều sâu có thể thay đổi khác nhau.

Cảm giác đau

Viêm nha chu thường không gây đau hoặc chỉ đau âm ỉ nhẹ. Trường hợp có đau cấp tính là do đã tạo thành áp xe quanh răng.

Tiêu xương ổ răng và răng lung lay

Viêm nha chu có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng. Nếu mất nhiều xương và tiến triển trong thời gian kéo dài, có thể dẫn đến lung lay răng hoặc làm di lệch răng, thậm chí là mất răng.

Tính chất đối xứng

Bệnh viêm nha chu thường xảy ra đối xứng ở cả hai bên hàm. Một số răng sẽ bị nặng hơn so với vùng khác do có nhiều mảng bám ở kẽ chân răng hơn hoặc các răng mọc sai vị trí.

Phân biệt viêm lợi thông thường và viêm nha chu

Cần phân biệt viêm nha chu - viêm quanh răng với viêm lợi bình thường. Viêm nha chu là bệnh lý mạn tính, có tốc độ tiến triển chậm, các biểu hiện lâm sàng trở nên rõ rệt từ tuổi 35. Viêm lợi là tình trạng cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường là viêm do vi khuẩn trong mảng bám trên răng gây ra. Viêm lợi dễ điều trị hơn, không gây mất bám dính quanh răng, không có túi lợi bệnh lý và không làm tiêu xương ổ răng. Tuy nhiên nếu không được điều trị, viêm lợi kéo dài dễ tiến triển thành viêm nha chu.

nuou-tut-khoi-chan-rang-tao-ra-cac-khoang-trong-giua-hai-rang-ke-nhau-khi-bi-viem-nha-chu.webp

Nướu tụt khỏi chân răng tạo ra các khoảng trống giữa hai răng kề nhau khi bị viêm nha chu

>>>XEM THÊM: Viêm lợi là gì? Cách phân loại như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là bệnh đa yếu tố, kết quả của tình trạng mất cân bằng giữa một bên là sự thâm nhập của các vi khuẩn và một bên là khả năng bảo vệ của cơ thể.

Nguyên nhân do mảng bám

Viêm nha chu liên quan chặt chẽ tới tình trạng vệ sinh răng miệng. Nếu như vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến tích tụ các mảng bám trên chân răng, kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và gây ra tình trạng viêm. Các vi khuẩn gây viêm nha chu có thể kể đến như actinomyces, xoắn khuẩn, trực khuẩn gram âm.

Nguyên nhân do bệnh lý mạn tính

Bệnh lý mạn tính thường gặp cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nha chu. Một số bệnh như đái tháo đường hay thay đổi về nội tiết tố, sự thiếu hụt miễn dịch khiến cơ thể dễ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra đái tháo đường là một trong những nguy cơ gây bệnh viêm nha chu. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các nhiễm trùng khoang miệng tăng lên gấp 3 lần so với bình thường. Nguyên nhân là do lượng đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng phát triển.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Do lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu vitamin C,... Những người hút thuốc thường xuyên làm tăng khả năng mắc các bệnh về nướu và răng cao hơn đáng kể. Ngoài ra, tình trạng viêm lợi không được điều trị sẽ khiến viêm nặng lên và tiến triển thành viêm nha chu.

hut-thuoc-la-dan-den-cac-van-de-rang-mieng-nghiem-trong-nhu-viem-nha-chu.webp

Hút thuốc lá dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng như viêm nha chu

Viêm nha chu dẫn đến những hậu quả gì?

Viêm nha chu ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tổn thương do viêm mạn tính trong mô nha chu (tụt lợi, mất gắn kết, đứt sợi dây chằng nha chu và tiêu xương ổ răng) phần lớn là không thể phục hồi. Tuy nhiên, tình trạng bệnh thường không gây đau và tốc độ tiến triển chậm. Do đó các biểu hiện của viêm nha chu thường không được chú ý và kiểm soát trong thời gian dài. Bệnh dẫn đến các hậu quả như tụt lợi, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, thậm chí là mất răng.

Cách chữa bệnh viêm nha chu

Điều trị viêm nha chu bao gồm xử lý các tình trạng cấp tính và ngăn chặn, giảm thiểu biến chứng mạn tính.

Trước hết cần ưu tiên xử lý các tình trạng cấp tính như viêm tủy răng cấp, viêm quanh cuống răng cấp, viêm quanh thân răng cấp, áp xe lợi, áp xe quanh răng cấp đồng thời giảm đau nếu có.

Sau đó cần phải tiến hành can thiệp nha khoa tùy thuộc theo tình trạng bệnh như phẫu thuật quanh răng, có thể là nạo lợi, phẫu thuật cắt lợi, phẫu thuật vạt, nhổ các răng lung lay quá mức... Điều trị lúc này tốn kém chi phí và phức tạp hơn nhiều. Do đó phòng ngừa các bệnh răng miệng là giải pháp tối ưu hơn.

Dưới đây là lời khuyên cải thiện viêm lợi tại nhà:

  • Súc miệng bằng nước muối: Giúp tiêu diệt các vi khuẩn và làm dịu nướu bị sưng do viêm. Do đó súc miệng bằng nước muối là một trong những giải pháp dễ thực hiện để cải thiện tình trạng viêm lợi, viêm nha chu.
  • Bổ sung vitamin C: Nhằm tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, giúp nướu khỏe mạnh. Khi thiếu vitamin C sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu răng hoặc chảy máu chân răng.
  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có vị cay, nồng, tính ấm. Nhai lá trầu không giúp loại bỏ mùi hôi miệng, góp phần làm dịu các cơn đau răng. Và đặc biệt là có thể giúp giảm tình trạng viêm lợi, viêm nha chu nhờ tính kháng khuẩn. Bạn cũng có thể đun sôi lá rồi lấy nước để súc miệng hàng ngày thay vì nhai lá trầu tươi.

la-trau-khong-giup-ngan-ngua-va-giam-thieu-cac-van-de-ve-rang-mieng.webp

Lá trầu không giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các vấn đề về răng miệng

Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại thì việc tìm và đun nước lá trầu hàng ngày không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Do đó bạn có thể lựa chọn giải pháp đơn giản hơn đó là sử dụng các dung dịch nước súc miệng chứa chiết xuất lá trầu không. Nên chọn dung dịch nha khoa chứa cả sáp ong để tăng thêm hiệu quả. Bởi sáp ong đã được nghiên cứu năm 2011 chứng minh khả năng chống viêm liên quan đến sự hiện diện của flavonoid. Sản phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm, cải thiện và phòng ngừa các bệnh về răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng một cách hiệu quả.

Làm sao để phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả?

Vệ sinh răng miệng chính là chìa khóa quan trọng giúp phòng ngừa và loại bỏ bệnh viêm nha chu.

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Đánh răng sau khi ăn hoặc có thể dùng chỉ nha khoa, tăm nước.
  • Dùng nước súc miệng có tính kháng khuẩn hàng ngày. Các loại nước súc miệng có tính kháng khuẩn tốt sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn sinh sôi và tích tụ trong kẽ răng, ngăn ngừa tình trạng viêm lợi, viêm nha chu.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Nên thường xuyên thăm khám kiểm tra định kỳ để phát hiện các vấn đề răng miệng và loại trừ cao răng, mảng bám răng.

suc-mieng-bang-nuoc-suc-mieng-khang-khuan-giup-loai-bo-vi-khuan-va-mang-bam.webp

Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám

Viêm nha chu là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến các hậu quả đáng lo ngại như tụt lợi, chảy máu chân răng, mất răng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ. Chúng ta có thể ngăn ngừa tình trạng này xảy ra bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày. Để được tư vấn thêm, bạn đọc có thể ghi lại số điện thoại hoặc câu hỏi ngay bên dưới phần bình luận.

>>>XEM THÊM: Bị viêm nha chu uống thuốc gì hiệu quả?

Link tham khảo:

https://www.nature.com/articles/sj.bdj.2014.907

https://www.jstage.jst.go.jp/article/ddt/12/3/12_2018.01021/_article

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/periodontitis/symptoms-causes/syc-20354473

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng