Top 7 nguyên nhân lở miệng bạn cần biết để phòng ngừa

Lở miệng là căn bệnh phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và bất tiện trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân lở miệng là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Lở miệng là gì?

Lở miệng hay nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét ở niêm mạc miệng. Lúc đầu, các vết loét màu trắng, sau đó mới chuyển dần sang màu vàng. Các vết loét này khiến bệnh nhân thấy đau cũng như không thể ăn uống hay nói chuyện thoải mái được.

Khi bị lở miệng, ngoài có các vết đau, đốm đỏ ở lưỡi, miệng, người bệnh còn gặp tình trạng hôi miệng, sốt, khó chịu,... Nếu những biểu hiện này kéo dài, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần có phương pháp chữa trị phù hợp.

Nguyên nhân lở miệng

Lở miệng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng,.... Tìm hiểu nguyên nhân lở miệng sẽ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân lở miệng phổ biến. Răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây lở miệng.

Theo các chuyên gia, nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút. Bên cạnh đó, không nên đánh răng quá kỹ, chà xát mạnh vào răng, làm tổn thương nướu. Trong trường hợp gặp vấn đề về răng miệng thì nên đến cơ sở nha khoa gần nhất để được chữa trị kịp thời.

ve-sinh-rang-mieng-khong-sach-se-gay-lo-mieng.webp

 Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây lở miệng

Thiếu chất dinh dưỡng

Việc thiếu hụt một số vitamin hoặc khoáng chất như axit folic, vitamin B12, kẽm và sắt làm sức đề kháng cơ thể suy giảm, là nguyên nhân lở miệng. Khi bị lở miệng thường xuyên, liên tục, quá trình hấp thụ thức ăn càng hạn chế hơn, làm cơ thể suy nhược nặng nề.

Các bệnh lý về răng khác

Bên cạnh những nguyên nhân lở miệng xuất phát từ môi trường, sinh hoạt thì đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bệnh viêm đường ruột.
  • Bệnh Celiac.
  • Bệnh Behcet.
  • HIV/AIDS.
  • Helicobacter pylori.

Đây là những bệnh lý gây suy giảm miễn dịch, khiến cho niêm mạc miệng dễ bị tổn thương hơn. Nếu những bệnh này không được chữa trị, lở miệng có thể bị tái đi tái lại thường xuyên.

Bị stress lâu ngày

Nguyên nhân lở miệng khác là do stress lâu ngày. Bởi căng thẳng thần kinh khiến hệ thống miễn dịch suy giảm đáng kể, tạo vết loét trong khoang miệng.

Khi bị lở miệng do stress, người bệnh còn có thêm những biểu hiện như mệt mỏi, sốt, khó chịu,... Những dấu hiệu này làm thần kinh càng căng thẳng thêm, khiến bệnh lở miệng lặp đi lặp lại.

Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ

Nhiều người có sở thích ăn thực phẩm cay nóng. Song thói quen này chính là nguyên nhân lở miệng. Bởi tính cay, nóng có thể làm loét miệng, bỏng miệng.

Ngoài ra, nếu bị nhiệt miệng mà người bệnh vẫn tiếp tục ăn những loại thực phẩm này, vết sưng sẽ trầm trọng thêm. Bệnh tình lúc đó sẽ khó chữa hơn rất nhiều.

an-nhieu-thuc-pham-cay-nong-dan-den-nhiet-mieng.webp

 Ăn nhiều thực phẩm cay nóng dẫn đến nhiệt miệng

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố khiến nhiệt độ cơ thể tăng giảm một cách không kiểm soát, là nguyên nhân lở miệng. Lúc đó, các khí âm tích tụ lại trong cơ quan nội tạng, gây nóng trong, phát sinh mụn nhọt, lở loét khoang miệng.

Thay đổi nội tiết tố không những làm tổn thương miệng, gây khó chịu trong ăn uống và giao tiếp mà còn có thể khiến người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi và đau đớn. Điều này làm người bệnh khó chịu vô cùng.

Các tổn thương do vô tình cắn vào miệng, chấn thương khi chơi thể thao

Vì lớp da bên trong miệng rất mỏng nên các tổn thương do vô tình cắn vào miệng, chấn thương khi chơi thể thao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn, gây loét miệng.

Cách điều trị lở miệng tốt nhất hiện nay

Để điều trị lở miệng, bạn có thể sử dụng thuốc tây y, đảm bảo chữa bệnh hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn các thảo dược thiên nhiên, an toàn với cơ thể, chữa lở miệng rất tốt.

Dùng thuốc tây chữa lở miệng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc chứa thành phần như trimethoprim, sulfamethoxazole, vitamin B, vitamin C, kẽm, sắt,... sẽ giúp các vết lở loét nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, những thuốc này cũng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do lở miệng gây ra, giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong ăn uống và giao tiếp. 

=su-dung-thuoc-tay-chua-lo-mieng-hieu-qua.webp

Sử dụng thuốc tây chữa lở miệng hiệu quả

Chữa lở miệng bằng thảo dược thiên nhiên

Trong y học cổ truyền, một số dược liệu thiên nhiên có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp phục hồi vết thương nên được dùng để chữa trị lở miệng hiệu quả. Điển hình là các bài thuốc như:

  • Chữa nhiệt miệng bằng lá trầu không: Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất có khả năng ức chế vi khuẩn gây hại. Hái khoảng 10 lá trầu không rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó xay nhuyễn và cho thêm ít nước lọc. Dùng miếng vải lọc lấy nước cốt, sử dụng nước đó chấm lên vùng miệng bị tổn thương. Cuối cùng, đợi trong vòng 3 phút và súc miệng lại bằng nước ấm.
  • Chữa lở miệng với cỏ mực: Cỏ mực được biết tới với đặc tính cầm máu, sát khuẩn rất tốt. Do đó, cỏ mực có thể điều trị lở miệng hiệu quả. Sau khi rửa sạch lá cỏ mực thì giã nát, lọc lấy nước cốt và hòa thêm một ít mật ong. Sau đó, dùng tăm bông để bôi vào vết loét. Thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ thấy vết loét mờ dần.
  • Điều trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá: Rau diếp cá vị cay, có khả năng thanh nhiệt, kháng khuẩn, tốt trong điều trị nhiệt miệng. Sau khi chuẩn bị 100 gam lá diếp cá, đem rửa sạch và xay sinh tố lấy nước uống, các triệu chứng của lở miệng sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng nước súc miệng chứa các thành phần thiên nhiên như sáp ong, vỏ rễ chay, cùi quả cau, lá trầu không,... để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, hơi thở thơm tho. Nghiên cứu tại Brazil năm 2011 cho thấy rằng sáp ong có chứa 210 vitamin, khoáng chất, có khả năng điều hòa và nâng cao miễn dịch bằng cách tăng cường hoạt động đại thực bào, kích thích giải phóng chất chống oxy hóa nội sinh. Do vậy giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cho tế bào răng lợi nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Sử dụng nước súc miệng sẽ giúp bệnh tình chuyển biến tích cực, các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Cách phòng tránh lở miệng 

Để phòng tránh lở miệng hoặc hạn chế nhiệt miệng tái phát, cần chú ý những nguyên tắc bao gồm:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế đồ cay nóng, nhiều axit.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, thay bàn chải đánh răng thường xuyên.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tìm cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan tới nguyên nhân lở miệng cũng như cách chữa trị, phòng ngừa. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng