Bệnh nha chu là gì? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhất

Bệnh nha chu rất phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở lên. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây mất răng ở người lớn. Vậy bệnh nha chu xảy ra do đâu, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nha chu là bệnh gì?

Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm tổ chức quanh răng, làm phá hủy mô mềm và xương xung quanh răng. Bệnh nha chu ban đầu chỉ tác động đến mô mềm (nướu răng), về sau có thể phát triển ảnh hưởng tới xương ổ răng, khiến răng lung lay hay gây mất răng. Theo điều tra dịch tễ học của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, có đến 60% dân số ở tuổi 35- 45 mắc bệnh nha chu.

Sự khác biệt giữa răng bị nha chu và hàm răng khỏe mạnh

Sự khác biệt giữa răng bị nha chu và hàm răng khỏe mạnh

Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh nha chu

Sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân chính gây viêm nha chu. Bệnh khởi đầu bằng tình trạng nướu tụt khỏi răng do các dây chằng nha chu bị giãn đứt. Khi đó, thức ăn và cao răng hình thành sẽ đi sâu xuống phía dưới nướu, làm lộ chân răng. Vi khuẩn có trong cao răng và bựa răng tấn công vào nướu, răng, xương ổ răng, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. 

Một số nguyên nhân khác gây bệnh nha chu bao gồm: 

  • Viêm nướu.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Tuổi cao.
  • Thay đổi nội tiết tố điển hình như khi mang thai hoặc giai đoạn mãn kinh.
  • Béo phì.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.
  • Di truyền.
  • Sử dụng một số loại thuốc tây gây khô miệng và giảm tiết nước bọt, như thuốc tim mạch.
  • Các bệnh khiến suy giảm hệ miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV/AIDS và điều trị ung thư.
  • Một số bệnh khác như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh Crohn.

Bệnh nha chu nguy hiểm như thế nào?

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại như:

  • Viêm nướu, áp xe nướu.
  • Hôi miệng kéo dài.
  • Sâu răng, viêm tủy răng.
  • Tiêu xương ổ răng dẫn đến răng lung lay, di lệch răng, mất răng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu và dẫn đến các vấn đề về hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành, đột quỵ.

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng

Để xác định liệu bạn có bị viêm nha chu hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nha sĩ sẽ thực hiện như sau:

  • Hỏi về tiền sử bệnh, thói quen và các loại thuốc đang dùng.
  • Kiểm tra miệng để tìm cao răng và mảng bám.
  • Đo độ sâu túi nha chu ở giữa rãnh nướu và răng. Nếu nướu còn khỏe mạnh thì độ sâu của túi thường từ 1 đến 3 mm. Nếu túi sâu hơn 4 mm có nghĩa là bạn đã bị viêm nha chu.
  • Chụp X-quang nha khoa để kiểm tra tình trạng mất xương ổ răng.

Làm gì để điều trị và ngăn ngừa viêm nha chu? 

Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh nha chu là vệ sinh răng miệng sạch sẽ và khoa học. Bởi việc loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn có vai trò rất quan trọng. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh răng miệng khoa học chưa? 

Đánh răng thường xuyên

Bạn cần đánh răng trong 2 phút, ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa thành phần fluor. Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu bàn chải bị sờn để đảm bảo bàn chải làm sạch được hết các bề mặt răng. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ giúp bạn loại bỏ các mảnh thức ăn và mảng bám tốt hơn.

Đánh răng đúng cách để loại bỏ tối đa vi khuẩn

Đánh răng đúng cách để loại bỏ tối đa vi khuẩn

Dùng nước súc miệng chứa sáp ong ngăn ngừa bệnh nha chu

Chỉ đánh răng thôi sẽ không thể loại bỏ hết vi khuẩn và mảng bám. Thực tế, kem đánh răng chỉ làm sạch được một phần vi khuẩn khoang miệng. Do đó, để chăm sóc và bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất thì việc sử dụng nước súc miệng là điều vô cùng cần thiết. 

Trong số các loại nước súc miệng hiện có trên thị trường, dung dịch nha chứa sáp ong là sự lựa chọn tối ưu để ngăn ngừa bệnh nha chu. Bởi sáp ong đã được nghiên cứu năm 2011 của Đại học Brazil chứng minh khả năng chống viêm liên quan đến sự hiện diện của flavonoid. 

Sáp ong còn chứa các acid amin, nhóm vitamin B1, A, D, E và nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp răng và nướu chắc khỏe. Dung dịch nha chứa sáp ong giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng viêm, cải thiện các bệnh như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu một cách hiệu quả.

Súc miệng bằng dung dịch nha khoa chứa sáp ong mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh nha chu

Súc miệng bằng dung dịch nha khoa chứa sáp ong mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh nha chu

Lối sống lành mạnh 

Để giảm thiểu các vấn đề về răng miệng, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Bạn cũng nên gặp nha sĩ để lấy mảng bám, cao răng 6 đến 12 tháng/lần. Bên cạnh đó, việc giảm căng thẳng và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu.

Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách điều trị, ngăn ngừa bệnh nha chu. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, bạn vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận phía bên dưới để nhận được tư vấn.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng