Lở miệng do nguyên nhân gì – Cách điều trị và phòng tránh

Lở miệng là tình trạng rất phổ biến do các vấn đề về răng miệng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng lở miệng lại gây ra rất nhiều bất tiện trong ăn uống và giao tiếp. Vậy có cách nào giải quyết nhanh chóng, dứt điểm vấn đề này?

Lở miệng là gì?

Lở miệng hay nhiệt miệng là tình trạng rất phổ biến do các vấn đề về răng miệng gây nên, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Lở miệng đặc trưng bởi các đốm trắng hoặc hơi đỏ trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi. Đôi khi là các mụn nước vỡ ra tạo thành vết loét.

vet-loet-tren-niem-mac-la-dau-hieu-nhan-biet-tinh-trang-lo-mieng.webp

Vết loét trên niêm mạc là dấu hiệu nhận biết tình trạng lở miệng

Nguyên nhân phổ biến gây ra lở miệng

Nhiệt miệng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Các nguyên nhân phổ biến gây lở miệng kéo dài bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Đây nguyên nhân hàng đầu gây nhiệt miệng. Dùng bàn chải đánh răng thiếu vệ sinh, có lông cứng, dùng không đúng cách. Hoặc dùng tăm xỉa răng sơ ý chọc vào nướu và môi khiến niêm mạc tổn thương, chảy máu, lở loét.
  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng: Ăn nhiều tiêu, ớt và các loại thức ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều dầu mỡ là nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng. Đây là những thức ăn chứa nhiều capsain, piperin,... dễ gây bỏng niêm mạc miệng, dẫn đến tổn thương và lở miệng.
  • Uống rượu bia, thức uống có cồn gây bỏng rát miệng.
  • Chế độ ăn: Khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu vitamin C và B6 rất dễ dẫn đến lở miệng.
  • Một số bệnh lý như tiểu đường, loét dạ dày - tá tràng khiến hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiệt miệng.
  • Một nguyên nhân khác là stress, thần kinh căng thẳng khiến nội tiết thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng, gây lở loét.

Lở miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?

Thông thường, lở miệng tự khỏi sau 6 - 10 ngày nếu thực hiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, lở miệng nếu để lâu không những ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. 

Lở miệng kéo dài không chỉ gây viêm sưng mà còn khiến cơ thể bị nóng sốt, thậm chí cản trở giao tiếp hàng ngày. Có thể nói, lở miệng không phải là căn bệnh đáng sợ nhưng sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu người mắc không kiểm soát kịp thời.

mot-so-nguyen-nhan-gay-nhiet-mieng.webp

Một số nguyên nhân gây nhiệt miệng

Cách điều trị tình trạng lở miệng

Tùy vào mức độ của các vết loét mà lở miệng có thể được chữa theo nhiều phương pháp khác nhau. Dùng thuốc điều trị sẽ nhanh chóng giảm triệu chứng song lại gây ra một số tác dụng phụ. Trong khi đó, chữa lở miệng bằng các nguyên liệu tại nhà mặc dù hiệu quả chậm nhưng độ an toàn cao hơn.

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc tây giúp người bị lở miệng giảm triệu chứng nhanh chóng. Có các dạng thuốc trị nhiệt miệng phổ biến như:

Gel bôi: Dạng thuốc này chứa nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy phục hồi niêm mạc hiệu quả. Thuốc bôi dạng gel thường được sử dụng rộng rãi nhờ tác dụng tức thì lên các vết loét hay niêm mạc bị viêm. Thuốc mang lại cảm giác dịu mát, giảm sưng tấy do nhiệt miệng gây nên.

Kem bôi: Kết cấu dạng kem giúp thuốc thẩm thấu vào niêm mạc miệng nhanh chóng, làm lành tổn thương dễ dàng hơn. Dạng thuốc này nên sử dụng sau khi ăn để tránh bị thức ăn rửa trôi.

Thuốc bột: Đây là dạng thuốc có thành phần chủ yếu từ thảo dược và khoáng chất. Chúng có công dụng làm dịu da, giảm viêm và giảm xung huyết niêm mạc miệng. Thuốc dạng này thường được sử dụng cho trường hợp lở miệng do nhiễm khuẩn hoặc tiết enzym quá mức.

XEM THÊM: Bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì? Cách bổ sung hiệu quả

Cách chữa lở miệng tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây, bạn có thể lựa chọn những mẹo chữa lở miệng bằng dược liệu dân gian hoặc thay đổi lối sống sinh hoạt sẽ giúp cải thiện ngay tại nhà.

Sử dụng sáp ong

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, sáp ong chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Vì thế, sáp ong cũng được xem là một trong những phương pháp chữa lở miệng hữu hiệu.

Người bệnh có thể thoa trực tiếp sáp ong lên nốt nhiệt 3 đến 4 lần/ngày. Kết hợp với đó, bạn có thể pha loãng sáp ong với nước ấm và uống hàng ngày.

sap-ong-chua-nhiet-mieng.webp

Sáp ong chữa nhiệt miệng

Dầu đinh hương chữa lở miệng

Đinh hương là vị thuốc cổ truyền được sử dụng rất nhiều để chữa nhiệt miệng và đau răng. Trong nụ hoa đinh hương chứa eugenol - một loại tinh dầu có tác dụng giảm đau, khử mùi hôi và kháng khuẩn hiệu quả.

Cách dùng: Pha loãng tinh dầu đinh hương với nước ấm, dùng súc miệng sau mỗi bữa ăn. Cần lưu ý rằng, tinh dầu đinh hương có tính sát khuẩn mạnh, không bôi trực tiếp vào vết lở vì dễ gây bỏng.

Súc miệng nước muối chữa lở miệng

Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm nhanh chóng. Người bệnh dùng nước muối sinh lý hoặc hòa tan 5g muối trắng cùng 230ml nước ấm. Mỗi ngày sáng và tối, dùng nước muối để súc miệng trong khoảng 15 đến 30 giây sẽ thấy những nốt nhiệt nhanh chóng biến mất.

Dầu dừa chữa nhiệt miệng

Ngoài tác dụng làm đẹp, dầu dừa còn có công dụng chữa lở miệng nhờ vào tính dưỡng ẩm và kháng khuẩn cao. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có công dụng phục hồi niêm mạc bị tổn thương, thúc đẩy tế bào tăng sinh nhanh chóng.

Bạn chỉ cần lấy dầu dừa và mật ong pha thành hỗn hợp theo tỉ lệ 2:1 bôi lên các vết loét. Thực hiện hàng ngày sẽ thấy vết lở loét liền nhanh chóng.

Chữa lở miệng bằng baking soda

Baking soda còn có tên gọi khác là muối nở - nguyên liệu làm đẹp và chăm sóc răng miệng phổ biến. Nhờ vào khả năng làm sạch và tính sát khuẩn cao, baking soda có thể chữa khỏi hoàn toàn nhiệt miệng sau 3 - 4 ngày.

Để sử dụng, pha 1 thìa baking soda, 1 thìa muối ăn với 100ml nước. Dùng tăm bông chấm lên các vết nhiệt miệng sẽ thấy cảm giác đau thuyên giảm rõ rệt.

baking-soda-chua-lo-mieng-nhanh-chong.webp

Baking soda chữa lở miệng nhanh chóng

Cách phòng tránh lở miệng tái phát hiệu quả

Để hồi phục nhanh chóng và ngừa tái phát, người bị lở miệng cần áp dụng những phương pháp sau:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ cay nóng. Tránh xa thuốc lá và hạn chế uống rượu bia nhất có thể. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh stress, căng thẳng quá mức.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, nên thay tăm xỉa bằng chỉ nha khoa để vệ sinh răng. Khám răng định kỳ và lấy cao răng ít nhất 2 lần trong năm.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối, nước súc miệng chứa thành phần dược liệu thiên nhiên như sáp ong, cùi quả cau. Theo một nghiên cứu năm 2013, cùi quả cau chứa arecaidin với hàm lượng cao, có tính sát khuẩn mạnh, được sử dụng để chữa các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đó, nghiên cứu năm 2017 chỉ ra, sáp ong ức chế vi khuẩn, nấm, virus và giúp chống lại các bệnh lý như: Nhiệt miệng, viêm lợi, sâu răng.

Tóm lại, lở miệng không khó chữa, dễ hồi phục nhưng cũng hay tái phát nếu không biết cách phòng tránh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin trong phần bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ tư vấn ngay.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng