Nhiệt miệng là triệu chứng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng đó là sự thiếu hụt vitamin. Vậy khi bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì? Cách bổ sung các vitamin này như thế nào cho hợp lý? Bài viết dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi này.
Tại sao bị nhiệt miệng nên uống vitamin?
Nhiệt miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin. Nếu không nhận biết và khắc phục đúng thời điểm sẽ gây ra khó khăn trong việc hấp thu thức ăn cũng như dinh dưỡng.
Không những vậy, tại vị trí vết loét, vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra các triệu chứng do bội nhiễm. Do đó, cơ thể cần được tăng cường bổ sung vitamin để đáp ứng đủ nhu cầu và nâng cao sức đề kháng sẽ giúp giải quyết tình trạng này.
Bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì?
Các loại vitamin mà cơ thể cần được bổ sung khi bị nhiệt miệng giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tổn thương mau lành, bao gồm:
Vitamin C tốt khi bị nhiệt miệng
Vitamin C có công dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường hàng rào vật lý ngăn cản vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Trong trường hợp thiếu vitamin C, cơ thể sẽ không đủ khả năng chống lại các vi khuẩn,. Điều này dẫn đến những tổn thương do vi khuẩn để lại tạo thành vết loét ở khoang miệng.
Do đó, việc bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng này là vô cùng cần thiết.
Cách bổ sung: Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày cho nam giới là 90 mg, nữ giới là 75 mg.
Các loại thực phẩm giàu vitamin: Trái cây họ cam quýt (đặc biệt là bưởi), ổi, mùi tây, cải bó xôi, cải xoăn, kiwi, súp lơ xanh, vải thiều, đu đủ, dâu tây.
Trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C tốt cho người bị nhiệt miệng
Vitamin B1 giúp nhiệt miệng mau lành
Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt vitamin B1 (thiamin) rất hiếm khi xảy ra. Sự thiếu hụt này thường là do tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc mắc bệnh lý liên quan đến hấp thu. Bình thường, vitamin tham gia vào nhiều phản ứng hóa sinh quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi lượng vitamin B1 bị thiếu, sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm. Đây là nguyên nhân có thể gây nên các vết loét ở người bị nhiệt miệng.
Cách bổ sung: Liều lượng bổ sung hàng ngày của vitamin B1 bằng đường uống là 1,2 mg đối với nam; 1,1 mg đối với nữ trên 18 tuổi.
Ngoài ra, vitamin B1 có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1 như: Ngũ cốc, hạt đậu đen, hạt hướng dương, cá hồi, quả bí ngô, sữa chua, ngô.
Vitamin B2
Vitamin B2 (Riboflavin) hay các vitamin nhóm B nói chung đều có vai trò quan trọng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Loại vitamin này cần thiết cho sự hấp thu sắt và các loại vitamin B khác như B1, B3, B6.
Sự thiếu hụt vitamin B2 thường xảy ra do chế độ ăn không đáp ứng đủ hoặc rối loạn hấp thu ở ruột. Thiếu vitamin B2 gây ra các triệu chứng của một số bệnh răng lợi khác như viêm ở môi, mép, viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm lưỡi, viêm họng.
Cách bổ sung: Lượng vitamin B2 khuyến nghị hàng ngày cho nam giới là 1,3 mg và nữ giới là 1,1 mg.
Các loại thực phẩm chứa lượng lớn vitamin B2 như cá, thịt gà, trứng, sản phẩm từ sữa, măng tây, atiso, bơ, ngũ cốc, tảo bẹ, nấm, mùi tây, quả hạch, rau họ cải.
Người bị nhiệt miệng nên bổ sung nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin B2
Bổ sung vitamin B9 khi bị nhiệt miệng
Folate (vitamin B9) thiết yếu cho quá trình sản sinh tế bào máu trong tủy xương, đặc biệt là bạch cầu. Trong khi bạch cầu đóng vai trò chủ đạo đối với hệ miễn dịch của cơ thể con người. Do đó, sự thiếu hụt vitamin B9 có thể gây ra các triệu chứng biểu hiện trong khoang miệng như đỏ lưỡi, đau lưỡi, loét miệng.
Cách bổ sung vitamin B9: Đối với người từ 14 tuổi trở lên, lượng vitamin B9 khuyến nghị là 400 microgam/ngày.
Vitamin B9 có thể bổ sung từ các loại thực phẩm như rau bina, súp lơ xanh, măng tây, rau xà lách, đậu Hà Lan, chanh, chuối, bánh mì. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bởi một số loại thực phẩm sẽ bị giảm hoặc phân hủy hàm lượng vitamin B9 trong quá trình chế biến.
Vitamin B12
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các vấn đề về da đều liên quan đến sự thiếu hụt vitamin. Cụ thể, trong trường hợp lở loét là vitamin B12 (cobalamin).
Sự thiếu hụt vitamin B12 thường do chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể (ví dụ như trường hợp ăn chay) hoặc tuổi tác. Một số trường hợp bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này như nhiễm ký sinh trùng, viêm đại tràng, phẫu thuật dạ dày, hội chứng hấp thu, nghiện rượu hoặc sử dụng thuốc.
Cách bổ sung vitamin B12: Uống ngày 1 lần từ 1000-2000 microgam. Liều lượng vitamin B12 tối ưu thay đổi tùy theo độ tuổi và lối sống.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B12 như gan và thận động vật, thịt bò, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, ngao, sản phẩm từ trứng, sữa.
Làm sao để nhiệt miệng mau lành lại?
Các biện pháp làm tăng cường tốc độ phục hồi vết loét do nhiệt miệng có thể kể đến như:
- Ngoài bổ sung các vitamin, lysine, kẽm và sắt cũng có vai trò lớn trong quá trình liền sẹo do vết loét gây ra.
- Hạn chế các thực phẩm cay, dầu mỡ.
- Không sử dụng kem đánh răng chứa SLS (Sodium Lauryl Sulfate) bởi đây có thể là thành phần gây ra tình trạng nhiệt miệng.
- Sử dụng các dung dịch súc miệng để làm sạch miệng thường xuyên. Lựa chọn những sản phẩm có chứa các thành phần như dịch chiết sáp ong, kẽm, natri clorid. Theo một nghiên cứu năm 2017, sáp ong có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn, giảm viêm, kích thích tái tạo tế bào và ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
- Nếu nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là do căng thẳng, bạn có thể tìm đến các phương pháp tập luyện như thiền, yoga hoặc thể dục nhịp điệu.
Dung dịch nước súc miệng làm vết nhiệt miệng nhanh khỏi hơn
XEM THÊM: Bị nhiệt miệng nên ăn gì để mau khỏi, không tái phát trở lại?
Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì cùng biện pháp giúp tình trạng mau lành lại. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm cách xử lý bệnh răng miệng khác hãy truy cập website https://nutridentiz.co/ hoặc còn bất kỳ vấn đề gì, hãy để lại bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.