Bị nhiệt miệng nên ăn gì để mau khỏi, không tái phát trở lại?

Nguyên nhân hàng đầu gây nhiệt miệng là do viêm, nhiễm trùng niêm mạc miệng. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống khoa học. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi và tránh tái phát trở lại? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi giúp bạn.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp tình trạng này. Để ức chế quá trình viêm loét và giảm tổn thương niêm mạc miệng, giải nhiệt cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm sau:

Bị nhiệt miệng nên ăn rau má

Rau má tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, đây là vị thuốc rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Trong rau má có chứa triterpenoids, vitamin B, vitamin C, protein, flavonoid, tannin và polyphenol. Một số nghiên cứu đã cho thấy công dụng tuyệt vời của rau má trong việc làm lành vết thương, kháng khuẩn. Do đó, rau má thường được sử dụng để trị nóng trong, nhiệt miệng.

Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể nấu canh rau má hoặc uống nước ép. Chỉ cần áp dụng vài ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ được cải thiện.

bị-nhiệt-miệng-nên-ăn-rau-má.webp

Rau má giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng rất hiệu quả

Rau ngót tốt khi bị nhiệt miệng

Rau ngót có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, rau ngót là bài thuốc dân gian cực hiệu quả để khắc phục tình trạng nhiệt miệng. Trong rau ngót có nhiều vitamin C, calci, acid amin và chất kháng khuẩn. Đây đều là những chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng các vết loét. Bạn có thể nấu canh rau ngót với thịt băm hoặc nấu chung với cháo để cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Khổ qua cải thiện nhiệt miệng

Khổ qua (còn được gọi là mướp đắng) vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong người - nguyên nhân gây nhiệt miệng. Ngoài ra, mướp đắng cũng chứa vitamin C, sử dụng hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn. Bởi vậy, thêm khổ qua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Cà rốt khắc phục nhiệt miệng

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng là thiếu hụt vitamin A. Trong cà rốt có nhiều beta-caroten - một chất giúp cơ thể sản sinh vitamin A. Do đó, bổ sung cà rốt vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, làm vết nhiệt miệng mau lành lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng rau bina hoặc cà chua để cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Thực phẩm giàu sắt 

Sắt là khoáng chất thiết yếu được phân bố khắp cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng và đặc biệt có thể làm xuất hiện nhiệt miệng, các vết lở loét quanh miệng. Do đó, bổ sung sắt sẽ giúp cơ thể làm lành tổn thương, cải thiện nhiệt miệng. Một số thực phẩm giàu sắt như: Rau bina, bông cải xanh, đậu phụ, trứng, gan, cá, đu đủ, đỗ đen.

thực-phẩm-giàu-sắt.webp

Tăng cường sắt giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng tái phát

Bị nhiệt miệng kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ bị nhiệt miệng bổ sung gì tốt thì bạn cũng nên tìm hiểu những loại thực phẩm cần tránh. Vậy bị nhiệt miệng nên tránh những loại thực phẩm nào?

Rượu, bia nên kiêng khi bị nhiệt miệng

Rượu bia có thể khiến nhiệt miệng chậm lành, thậm chí làm tình trạng nặng thêm. Không chỉ vậy, sử dụng rượu bia có thể làm tăng cảm giác đau rát tại vết nhiệt miệng.

Kiêng nước ngọt khi bị nhiệt miệng

Nước ngọt chứa siro ngô, acid phosphoric có thể gây viêm, lở loét. Thậm chí, một số loại nước ngọt có chứa acid sẽ làm nhiệt miệng nặng thêm. Vì vậy, cần kiêng nước ngọt khi bị nhiệt miệng.

Thực phẩm cay, nóng

Ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng là nguyên nhân gây lở miệng, nổi mụn nhọt ở niêm mạc miệng. Vì thế, đồ ăn cay nóng là kẻ thù số 1 của những người bị nhiệt miệng. Khi bị nhiệt miệng, ăn đồ ăn cay nóng sẽ khiến vết nhiệt miệng mưng mủ, lở loét, tiến triển nặng hơn. Chính vì vậy, hãy loại bỏ hoàn toàn đồ ăn cay, nóng ra khỏi ra khỏi thực đơn hàng ngày.

đồ-ăn-cay-nóng.webp

Thực phẩm cay, nóng có thể làm nhiệt miệng trầm trọng hơn

Cà phê không tốt khi bị nhiệt miệng

Trong cà phê chứa acid salicylic có thể gây kích ứng các mô bên trong khoang miệng, làm nặng thêm tình trạng nhiệt miệng. Vì vậy, hãy hạn chế uống cà phê nếu bị nhiệt miệng.

Cách khắc phục nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Bên cạnh việc tuân theo chế độ ăn uống phù hợp, thực hiện một số cách sau đây cũng giúp bạn cải thiện tình trạng nhiệt miệng ngay tại nhà:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp vết nhiệt miệng mau lành thì vệ sinh răng miệng hàng ngày là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng hạn chế tái phát nhiệt miệng.

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Ngoài ra, bạn hãy kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, giảm nhiệt miệng. Bạn nên lựa chọn các nước súc miệng có thành phần tự nhiên sáp ong, lá trầu không, cùi quả cau… Một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra rằng flavonoid trong sáp ong giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ở khoang miệng. Vì vậy, khi sử dụng nước súc miệng chứa sáp ong thường xuyên, vết loét nhiệt miệng sẽ lành lại nhanh chóng.

lựa-chon-nước-súc-miêng-thành-phần-tự-nhiên.webp

Sử dụng nước súc miệng có thành phần tự nhiên giúp vết loét miệng mau lành

Bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây thì dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa nhiệt miệng được ưa chuộng bởi độ an toàn và hiệu quả của nó. Bạn có thể sử dụng một vài loại dược liệu để chữa nhiệt miệng ngay tại nhà như: Lá trầu không, sáp ong, dầu dừa, bã chè khô.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “bị nhiệt miệng nên ăn gì” cũng như cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận hoặc ghi lại số điện thoại ở phía dưới để được chuyên gia tư vấn.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng