[Giải đáp] Những nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp nhất

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến mà chắc hẳn bạn đã mắc ít nhất một lần trong đời. Vậy nguyên nhân nhiệt miệng là gì và điều trị nhiệt miệng như thế nào hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét trên các mô mềm niêm mạc miệng. Thông thường, các vết loét trong bệnh nhiệt miệng nhỏ, nông và có thể tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vết loét có thể sâu, kích thước lớn hoặc lâu ngày không khỏi.

Khoảng 80% các vết loét miệng có đường kính dưới 1cm, nông, màu đỏ, cạnh không đều. Trong trường hợp có một trong những dấu hiệu như loét sâu, đau bất thường, lâu ngày không khỏi hoặc tái lại nhiều lần thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân nhiệt miệng có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố như vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống không hợp lý, rối loạn nội tiết, vi khuẩn, virus hoặc một số bệnh lý khác.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý răng miệng nói chung và nhiệt miệng nói riêng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày: Để răng miệng được sạch sẽ, bạn cần đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày và súc miệng từ 1-2 lần/ngày. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây bệnh.

Chải răng không đúng cách: Đánh răng quá mạnh hoặc lựa chọn bàn chải đánh răng không phù hợp gây tổn thương niêm mạc miệng. Các tổn thương, đặc biệt là tổn thương hở trên bề mặt niêm mạc miệng là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của vết loét miệng

Sử dụng kem đánh răng có chứa Natri Lauryl Sulfat: Các nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng kem đánh răng có chứa Natri Lauryl Sulfat (NLS) làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do NLS làm thay đổi cấu trúc lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc, tăng tính thấm của niêm mạc đối với tác nhân gây bệnh.

kem-danh-rang-chua-nls-co-the-gay-ra-tinh-trang-nhiet-mieng.webp

Kem đánh răng chứa NLS có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng:

Thiếu dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, vitamin B12, acid folic rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là quá trình tạo máu. Việc không bổ sung đầy đủ những chất này gây nên tình trạng thiếu máu, từ đó làm giảm nuôi dưỡng niêm mạc. Vì vậy, niêm mạc sẽ dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công và các vết loét cũng chậm lành hơn.

Sử dụng nhiều loại thức ăn cay, nóng: Thức ăn cay nóng dễ gây kích thích niêm mạc miệng, gây ra các vết loét mới hoặc làm trầm trọng thêm vết loét cũ. Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng dễ kích thích niêm mạc, gây nhiệt miệng như sôcôla, cà phê, các loại hạt, phô mai.

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Một số loại vi khuẩn và virus đã được báo cáo về mối liên quan đến cơ chế bệnh sinh của nhiệt miệng như: 

Liên cầu khuẩn: Liên cầu khuẩn được xem là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra các vết loét miệng. Liên cầu có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua kích thích cơ thể sinh kháng thể phản ứng chéo với tế bào niêm mạc miệng. 

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Trong các nghiên cứu đã thực hiện, vi khuẩn HP được tìm thấy với mật độ cao trong các mảng bám răng. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của nhiệt miệng liên quan đến vi khuẩn HP đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Virus: Một số loại virus như virus herpes simplex, virus varicella-zoster, adenoviruscytomegalovirus được coi là nguyên nhân khởi phát bệnh nhiệt miệng. Cơ chế thường là sự kích thích sản sinh tự kháng thể phản ứng chéo gây tổn thương các tế bào niêm mạc miệng.

vi-khuan-hp-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-nhiet-mieng.webp

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng

Rối loạn nội tiết tố gây nhiệt miệng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, tình trạng nhiệt miệng ở phụ nữ có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Trong đa số trường hợp, tình trạng loét miệng thường giảm nhẹ ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai. Chuyên gia cho rằng, hiện tượng này có liên quan đến sự sụt giảm nồng độ progesterone nội sinh, tăng sinh và sừng hóa của tế bào niêm mạc miệng.

Căng thẳng gây nhiệt miệng

Căng thẳng có liên quan đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, dẫn đến rối loạn chức năng như gia tăng các hành động cắn môi, má gây tổn thương niêm mạc, nhiệt miệng.

Một số bệnh lý gây nhiệt miệng

Vết loét nhiệt miệng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác, điển hình như:

Bệnh Celiac: Là bệnh lý miễn dịch xảy ra khi cơ địa nhạy cảm với một loại protein có tên Gluten. Bệnh Celiac làm tổn thương niêm mạc ruột non, kém hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó dẫn tới sự thiếu hụt axit folic, vitamin B12 và sắt, gây nhiệt miệng.

Bệnh lý viêm ruột: Nhiệt miệng cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh viêm ruột, điển hình là hội chứng Crohn và viêm loét đại tràng. Tương tự như Celiac, các bệnh viêm ruột cũng gây kém hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến nhiệt miệng.

Hội chứng Behcet: Là hội chứng rối loạn tự miễn hiếm gặp gây viêm mạch máu khắp cơ thể đặc trưng bởi sự xuất hiện, nhô cao và lan rộng của các vết loét. 

Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS: Là bệnh do virus HIV gây ra. Virus HIV khiến hệ miễn dịch suy yếu, thuận lợi cho các tác nhân như virus, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và gây nhiệt miệng. Triệu chứng nhiệt miệng được ghi nhận ở 70-90% số người mắc HIV. Nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sự tiến triển của bệnh HIV trở thành AIDS trong một số trường hợp.

Các bệnh lý về miễn dịch khác: Làm hệ miễn dịch của cơ thể gặp lỗi và nhận diện các tế bào niêm mạc miệng như là tế bào lạ và tấn công, gây ra vết loét.

Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhất

Bạn có thể chữa nhiệt miệng bằng các loại thuốc tây trên thị trường hiện nay theo chỉ định của bác sĩ hoặc tự điều trị tại nhà bằng các dược liệu như lá trầu không, dầu dừa, hoa cúc, đặc biệt là sáp ong. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong sáp ong chứa flavonoid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, được tin tưởng sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng. Bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc tìm mua các sản phẩm có chiết xuất sáp ong để sử dụng như một phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

sap-ong-co-tac-dung-khang-khuan-giup-chua-nhiet-mieng.webp

Sáp ong có tác dụng kháng khuẩn giúp chữa nhiệt miệng

Làm sao để nhiệt miệng không tái lại?

Để nhiệt miệng không tái lại, bạn cần chú ý:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế các loại thức ăn dễ gây kích ứng đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Nếu vết loét bất thường cần theo dõi tình trạng và thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị đúng cách.

Trên đây là những thông tin về những nguyên nhân nhiệt miệng và các cách chữa trị phổ biến nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn!

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng