Chữa sâu răng bằng lá lốt liệu có hiệu quả? TÌM HIỂU NGAY

Cách chữa sâu răng bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng, bởi nguồn nguyên liệu dễ kiếm và khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, vẫn nhiều người thắc mắc về hiệu quả thực sự của phương pháp này và cách thực hiện ra sao cho hiệu quả? Để có câu trả lời cụ thể, mời bạn tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau đây!

Sâu răng là tình trạng như thế nào?

Sâu răng là tình trạng khá phổ biến, không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng rất hay gặp phải. Đây là biểu hiện cấu trúc răng bị tấn công, tạo nên các lỗ hổng, khiến thức ăn dễ mắc vào và rất khó làm sạch. Chính điều này càng khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và gây hại trên răng, nướu mạnh mẽ hơn. Ban đầu, nếu chú ý, bạn có thể nhận thấy những đốm màu nâu đen trên bề mặt, sau một thời gian, các triệu chứng khác sẽ nhanh chóng  xuất hiện, chẳng hạn như:

- Đau buốt răng âm ỉ hoặc nhói thành từng đợt.

- Chân răng sưng nhẹ, có khi hình thành túi mủ trắng.

- Hôi miệng.

- Nguy cơ sứt mẻ, sún răng ở trẻ nhỏ.

- Không thể ăn uống, trò chuyện bình thường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm tủy, tiêu xương ổ răng, áp xe, nhiễm trùng huyết,...

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sâu răng?

Trên thực tế, sâu răng có thể xuất phát từ nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, dinh dưỡng kém khoa học (ăn nhiều thực phẩm giàu chất đường bột, đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ,...), hay một số thói quen xấu như: Uống nhiều bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá,... dễ gây tổn thương men răng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do nướu, lợi không được cung cấp dinh dưỡng thường xuyên, không đủ chắc khỏe nên rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus từ môi trường.

Chữa sâu răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Bên cạnh là một nguyên liệu làm nên hương vị cho nhiều món ăn, kinh nghiệm dân gian cho thấy, lá lốt còn có thể cải thiện tình trạng đau nhức răng hữu hiệu. Tại sao lại như vậy?

Theo đông y, lá lốt có vị nồng, tính ấm, quy vào kinh gan, tỳ, vị, mật, chủ trị các bệnh lý như: Chân tay lạnh, phong hàn, đầy trướng bụng, tiêu hóa kém, thấp khớp, đau răng, nhức xương khớp,...

Bên cạnh đó, khi phân tích kỹ thành phần, các nhà khoa học đã tìm thấy những hoạt chất trong rễ, thân, lá bao gồm alcaloid và tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng, giảm đau, nhờ đó khắc phục tình trạng sâu răng hiệu quả.

Cách chữa sâu răng bằng lá lốt như thế nào?

Với cách chữa sâu răng bằng lá lốt, bạn có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Sử dụng phần lá

Bạn hãy lựa chọn những lá không bị sâu bệnh, tốt nhất là lá bánh tẻ (không quá già hay quá non), rửa kỹ, có thể ngâm nước muối để loại bỏ hết chất bẩn. Sau đó, giã nhỏ hoặc xay nhuyễn cùng một chút muối tinh. Lọc bỏ bã, lấy phần nước chiết pha với khoảng 50 ml nước rồi đem ngậm trong miệng 2 - 3 lần trong ngày, mỗi lần 5 - 10 phút, rồi nhỏ bỏ, có thể tráng miệng lại bằng nước lọc. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng dịch chiết này hơn, dùng súc miệng sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Điều này sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng đau nhức răng và những viêm nhiễm khác trong khoang miệng.

Dùng rễ lá lốt

Nếu không chịu được mùi hăng của lá lốt, bạn có thể sử dụng phần rễ cũng có hiệu quả tương tự mà giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

Bạn chuẩn bị khoảng 15g rễ cây lá lốt, rửa sạch, cắt nhỏ, đem giã nát hay xay nhỏ, lấy nước chiết, nên hòa lẫn một chút muối để gia tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Sau đó, bạn dùng tăm bông chấm dung dịch này lên vị trí răng sâu, nên thoa đều cả vùng nướu xung quanh để giảm sưng đau nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha loãng nước chiết dùng súc miệng trong ngày, nên ngậm vài phút rồi mới nhổ bỏ để tinh chất thấm sâu vào nướu, lợi.

Sử dụng toàn cây

Bạn cũng có thể sử dụng toàn bộ cây để nâng cao hiệu quả chữa sâu răng bằng lá lốt. Với cách này, bạn có thể chọn 4 - 5 cây lá lốt, ngâm vào nước rồi rửa sạch tất cả các bộ phận. Tiếp theo, đun với nước đến khi được dịch đặc, dùng nước này ngậm hay súc miệng liên tục trong vòng 15 - 20 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Tuy đây là cách khá đơn giản nhưng bạn cần chú ý, với những trường hợp như: Đau dạ dày, táo bón, nhiệt miệng,... thì không nên sử dụng.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng