Viêm lợi trùm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm lợi trùm ở trẻ em là tình trạng thường gặp khi bé mọc răng, thay răng. Bệnh không chỉ gây đau nhức răng mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây viêm lợi trùm ở trẻ em? Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì và cách chữa trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể hơn về căn bệnh này.

Viêm lợi trùm ở trẻ em là gì?

Viêm lợi trùm là tình trạng phần lợi trên mặt răng gây cản trở răng trẻ phát triển. Răng mới mọc sẽ đâm vào lợi gây tình trạng viêm nhiễm, xuất hiện những vết loét nhỏ. Tình trạng này sẽ khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ăn uống khó khăn.

Trẻ bị viêm lợi trùm có thể không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài có thể khiến ổ viêm sưng to, vi khuẩn lan rộng vào các tổ chức trong cơ thể, gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

hinh-anh-viem-loi-trum-o-tre-em.webp

Hình ảnh viêm lợi trùm ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây viêm lợi trùm ở trẻ em là do sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn tích tụ lại gây hình thành mảng bám trên răng, khiến bé đau nhức. Sự tăng sinh của vi khuẩn chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

  • Mọc răng: Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, phần lợi có thể mọc lên răng mới nhú. Phần răng tiếp tục phát triển có thể khiến lợi bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Trẻ nhỏ thường không thích đánh răng hoặc có thể đánh răng qua loa. Khi đó mảng bám sẽ tích tụ lại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Bệnh lý về máu, tự miễn: Tình trạng này liên quan đến sự giảm tổng hợp các chất nuôi dưỡng tủy răng, lợi.

>>>XEM THÊM: Viêm chân răng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bé bị viêm lợi trùm có dấu hiệu gì?

Viêm lợi trùm thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Lúc này, trẻ vẫn chưa thể nói cho bố mẹ biết các triệu chứng của bản thân. Bố mẹ có thể quan sát các biểu hiện của trẻ như:

  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi.
  • Sưng lợi.
  • Hơi thở có thể xuất hiện mùi hôi.
  • Có các mảng, đốm trắng trên nướu.
  • Chảy nước miếng.
  • Sốt, nổi hạch.

tre-quay-khoc-kem-theo-sot-la-nhung-trieu-chung-dien-hinh-khi-bi-viem-loi-trum.webp

Trẻ quấy khóc kèm theo sốt là những triệu chứng điển hình khi bị viêm lợi trùm

Cách chữa trị viêm lợi trùm ở trẻ em

Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm lợi trùm, bố mẹ nên lựa chọn biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. 

Vệ sinh răng miệng

Khi trẻ mới xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó ăn thì vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách sẽ giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ đi lấy cao răng định kỳ.

Sử dụng kháng sinh

Trường hợp bé bị viêm lợi trùm nặng, ngoài việc thực hiện loại bỏ các mảng bám, vệ sinh răng miệng cho trẻ, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh. Sử dụng kháng sinh sẽ giúp diệt vi khuẩn tại ổ viêm triệt để. Ngoài ra có thể sử dụng nước muối hay dung dịch súc miệng cho trẻ em để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Một số kháng sinh hay được sử dụng như Amoxicillin và Phenoxymethylpenicilin.

su-dung-khang-sinh-neu-co-chi-dinh-cua-bac-si.webp

Sử dụng kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật

Nếu trẻ bị viêm lợi trùm nặng hơn, bác sĩ có thể phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn mảng sâu bên trong túi nha chu. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng có thể ghép nướu cho trẻ.

Phương pháp chữa viêm lợi trùm đơn giản tại nhà

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là phương pháp đơn giản và hiệu quả để chữa viêm lợi trùm ở trẻ em. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa viêm lợi trùm cho bé tại nhà như:

Lá lốt

Lá lốt là nguyên liệu rất quen thuộc với người Việt Nam. Lá lốt có vị cay, tính ấm. Đặc biệt, trong lá lốt có chứa benzyl axetat, alcaloid, beta-caryophylen. Đây đều là những chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch răng miệng hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Giã nhỏ lá lốt với muối, lấy nước cốt chấm vào răng. Sau đó ngậm khoảng 4-5 phút rối súc miệng với nước muối.

Mật ong

Mật ong, mật ong là nguyên liệu tuyệt vời để chữa viêm lợi trùm ở trẻ em. Trong mật ong có chứa enzyme tạo hydrogen peroxide. Đây là chất có khả năng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn khá hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: 

  • Dùng ½ thìa cà phê mật ong, thoa trực tiếp lên vùng lợi bị viêm sau khi đánh răng. Sử dụng phương pháp này khoảng 2 tuần, tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ có thể cải thiện đáng kể.
  • Pha mật ong với các loại thảo dược khác như hồi, quế làm nước súc miệng cho trẻ.

Mật ong ngọt nên khá dễ dùng cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý bởi mật ong tồn dư cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh mật ong thì sáp ong cũng có thể sử dụng trong trị viêm nướu tại nhà hiệu quả. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong sáp ong chứa hơn 200 loại vitamin và khoáng chất có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, từ đó giúp loại bỏ những vi sinh vật thường gây bệnh trong khoang miệng. Đặc biệt, chiết xuất sáp ong được sử dụng trong một số sản phẩm trên thị trường có thể giúp bé sử dụng dễ dàng hơn. 

meo-dung-mat-ong-chua-viem-loi-trum-cho-tre-em.webp

Mẹo dùng mật ong chữa viêm lợi trùm cho trẻ em

Lá trầu không

Lá trầu không cũng là nguyên liệu gần gũi với người dân Việt Nam. Lá trầu không vị cay, tính ấm và có khả năng diệt khuẩn, sát trùng rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Dùng vài lá trầu không đun sôi với nước. Sau đó lấy nước lá trầu không đem cất vào chai và dùng súc miệng hàng ngày. 

Muối

Muối là loại gia vị phổ biến, dễ tìm, giá thành rẻ nên thường được sử dụng để vệ sinh răng miệng hàng ngày. Muối sẽ làm tăng độ pH trong miệng, từ đó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: 

  • Dùng nước muối sinh lý 0.9% súc miệng hàng ngày.
  • Sử dụng bông, khăn sạch thấm nước muối và lau sạch khoang miệng cho bé.

Nha đam

Trong nha đam có chứa Chlorhexidine giúp giảm sưng, ngăn cản sự phát triển của mảng bám trong miệng. Nha đam còn bổ sung nhiều loại khoáng chất giúp làm dịu cơn đau tại chỗ viêm lợi, tái tạo tế bào lợi bị tổn thương.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy gel bên trong lá nha đam tươi đem đi xay nhuyễn và bôi lên vùng lợi bị viêm cho bé. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Thái nhỏ nha đam, đem đi đun với nước và sử dụng nước này súc miệng hàng ngày.

bi-quyet-dung-nha-dam-chua-viem-loi-trum-cho-tre-em.webp

Bí quyết dùng nha đam chữa viêm lợi trùm cho trẻ em

Tỏi

Tỏi chứa allicin, là chất có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất rất tốt cho cơ thể. 

Các cách thực hiện như sau:

  • Đắp trực tiếp tỏi vào vùng lợi bị viêm, sau đó súc miệng với nước muối. Thực hiện khoảng 1-3 lần mỗi ngày.
  • Giã tỏi lấy nước sau đó hòa với muối trắng. Dùng bông, khăn sạch thấm và lau khoang miệng cho trẻ. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày.

Gừng tươi

Gừng là loại dược liệu vị cay, tính ấm, có khả năng kháng khuẩn rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Giã gừng lấy nước cốt, dùng khăn, bông thấm nước cốt chấm lên vùng lợi bị viêm. Nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm lợi cho bé.

Cách phòng ngừa viêm lợi trùm ở trẻ em

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm lợi trùm ở trẻ em là tuân thủ vệ sinh răng miệng tốt, xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý. Sau đây là một vài cách đơn giản để ngăn ngừa viêm lợi trùm ở trẻ em:

  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần, đánh kỹ, mỗi lần khoảng 2-3 phút.
  • Sử dụng chỉ nha khoa cho trẻ.
  • Dùng kem đánh răng có chứa fluor cho bé.
  • Dùng bàn chải lông mềm, chải sạch được kẽ răng cho bé.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, hạn chế ăn vặt, món ăn nhiều đường.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ.

ve-sinh-rang-mieng-cho-be-giup-phong-ngua-viem-loi-trum.webp

Vệ sinh răng miệng cho bé giúp phòng ngừa viêm lợi trùm

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em:

Trẻ bị viêm lợi trùm có tự khỏi được không?

Theo các chuyên gia, viêm lợi trùm có thể tự khỏi nếu như vùng lợi bị viêm còn nhẹ và răng vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm và nếu như tự khỏi thì thời gian cũng tương đối dài cũng như gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Bởi vậy, trẻ bị viêm lợi trùm cần được vệ sinh răng miệng và đi khám bác sĩ kịp thời.

Viêm lợi trùm có mủ ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm lợi trùm có mủ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Ngoài việc gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống, hoạt động hàng ngày của trẻ, viêm lợi trùm có mủ còn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, tụt lợi, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết.

Viêm lợi trùm ở trẻ em là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng bài viết trên đã đưa ra cái nhìn tổng quan về bệnh viêm lợi trùm ở trẻ em. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ở phía bên dưới để được chuyên gia giải đáp.

>>>XEM THÊM: Mách bạn cách trị hôi miệng hiệu quả, không tái phát trở lại

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/periodontitis/symptoms-causes/syc-20354473

https://www.healthline.com/health/gingivitis 

https://www.webmd.com/oral-health/guide/gingivitis-periodontal-disease

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng