Viêm chân răng là một trong những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến nhiều nguy cơ xấu, thậm chí làm mất răng. Vì vậy, cần điều trị viêm chân răng sớm để hạn chế những biến chứng xảy ra.
Viêm chân răng là bệnh gì?
Viêm chân răng là một trong những bệnh lý rất phổ biến, thường phát triển khi lợi bị viêm. Lúc này, chân răng thường có nhiều mảng bám và cao răng tích tụ. Trong viêm chân răng, các ổ viêm thường tích tụ vi khuẩn gram âm. Các vi khuẩn này gây viêm, giải phóng ra cytokine, prostaglandin cùng một số enzyme từ bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân.
Quá trình viêm có thể ảnh hưởng đến dây chằng quanh răng, viêm nha chu, lợi, xương răng. Dần dần sẽ không còn sự liên kết giữa lợi và răng, tình trạng tiêu xương trở nên sâu hơn. Tiêu xương tiến triển có thể dẫn đến răng lung lay, tụt lợi.
Theo Viện Hàn lâm Nha chu Hoa Kỳ (AAP) 1999, viêm chân răng được chia thành:
- Viêm chân răng mạn tính.
- Viêm chân răng cấp tính.
- Viêm chân răng diễn biến nhanh.
- Viêm chân răng loét hoại tử.
Hình ảnh viêm chân răng
Dấu hiệu viêm chân răng
Bệnh viêm chân răng ban đầu không có dấu hiệu điển hình nên rất khó để nhận biết. Các biểu hiện thường gặp khi có chuyển biến nặng là:
- Thời gian đầu bệnh nhân có triệu chứng sưng chân răng, đau răng nhẹ.
- Chân răng bị viêm sưng đỏ lên, có thể mưng mủ.
- Chảy máu chân răng.
- Hôi miệng.
- Chân răng bị ngứa.
Nguyên nhân viêm chân răng
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm chân răng là do vi khuẩn xâm nhập vào trong kẽ chân răng, chúng gây nên các mảng bám ở chân răng. Vi khuẩn có thể xâm nhập do vệ sinh răng miệng không đúng cách, hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tiểu đường, ung thư.
Thuốc trị viêm chân răng
Sử dụng thuốc là cách nhanh nhất để điều trị viêm chân răng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ cũng như các biến chứng kèm theo, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng cho người bị viêm chân răng.
Kháng sinh chữa viêm chân răng
Kháng sinh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm nhiễm trùng, giảm mảng bám.
Các kháng sinh nhóm Beta Lactam như Penicillin Amoxicillin hay kháng sinh Tetracycline Doxycycline…. có tác dụng chống viêm giảm sưng đau, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng Amoxicillin cho người dị ứng với kháng sinh Penicillin, không uống rượu khi dùng Metronidazol trong vòng 48 giờ.
Thuốc giảm viêm
Nhiều thuốc chống viêm được sử dụng trong viêm chân răng như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam… Các loại thuốc này giúp giảm sưng đỏ, giảm đau. Ngoài ra còn có các thuốc chống viêm steroid, thường chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm chân răng nặng.
Thuốc dùng bên ngoài
Là các thuốc bôi trực tiếp vào vùng lợi bị viêm để giảm triệu chứng đau sưng. Các sản phẩm dạng gel có thể kể đến như Metrogyl hoặc dung dịch súc miệng Chlorhexidine 0,25%.
Có nhiều loại kháng sinh chữa viêm chân răng
Chữa viêm chân răng bằng thảo dược thiên nhiên
Viêm chân răng là tình trạng phổ biến, có thể dễ dàng điều trị khỏi nếu để ý sớm. Ngoài sử dụng thuốc, các phương pháp dân gian cũng được nhiều người lựa chọn.
Sử dụng lá trầu không
Trong đông y, trầu không có vị cay, tính ấm, khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Bạn chỉ cần lấy một ít lá trầu không, rửa sạch, thái nhỏ. Cho lá trầu không vào trong 1 lít nước rồi đun sôi 10 phút. Lọc lấy nước cốt, bảo quản trong tủ lạnh, dùng súc miệng dần.
Sử dụng cùi quả cau
Cùi quả cau từ xa xưa đã được ông bà ta sử dụng bằng cách nhai để làm trắng và tránh sâu răng. Ngày nay, rượu cau đã được chứng minh là có tác dụng sát khuẩn mạnh và làm chắc răng.
Để chữa viêm lợi bằng rượu cau, sau mỗi lần đánh răng, bạn lấy rượu cau ngậm khoảng 10 phút rồi súc miệng lại. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, tình trạng viêm chân răng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Sử dụng mật ong
Mật ong là một trong những vị thuốc tự nhiên rất hiệu quả với các trường hợp viêm chân răng. Dùng một ít mật ong thoa lên vùng răng bị sưng. Sau khi vệ sinh răng sạch sẽ, có thể thấy tình trạng viêm dịu đi nhanh chóng. Đây là một trong những phương pháp chữa viêm chân răng phổ biến nhờ công dụng kháng viêm giảm đau của mật ong.
Nghiên cứu năm 2011 tại 1 trường đại học ở Brazil cho thấy, hoạt động chống viêm của sáp ong liên quan đến sự hiện diện của flavonoid (đặc biệt là galangin và quercetin), caffeic acid phenethyl ester (CAPE). Các chất này có tác dụng ức chế sản xuất cytokine và chemokine (yếu tố gây viêm), tăng sinh tế bào T và sản xuất lymphokin, do đó làm giảm quá trình viêm.
Dùng mật ong trị viêm chân răng
>>>XEM THÊM: 5 mẹo chữa viêm chân răng ngay tại nhà cực đơn giản
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tình trạng viêm chân răng:
Bị viêm chân răng nên ăn gì?
Người bị viêm chân răng nên sử dụng các thực phẩm có lợi với răng miệng, làm săn chắc nướu răng như:
- Các loại rau củ quả chứa vitamin C bao gồm cam, chanh, bưởi, xoài, rau cải, rau dền.
- Các loại thực phẩm lên men như bánh mì, bánh bao, sữa chua.
- Thực phẩm giàu đạm, giàu vitamin A như trứng, thịt, sữa.
Bị viêm chân răng không nên ăn gì?
Người bị viêm chân răng nên tránh xa các loại thực phẩm sau đây:
- Đồ uống có chứa cồn không tốt như rượu bia, hay chứa chất kích thích như cà phê.
- Thức ăn cay, nóng như mì tôm, ớt.
- Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
Biện pháp phòng viêm chân răng tái phát
Để phòng viêm chân răng tái phát, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần phải có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Đánh răng thường xuyên, tối thiểu 2 lần trong ngày.
- Lấy cao răng định kỳ nửa năm 1 lần.
- Sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp với nước súc miệng thay bàn chải đánh răng, định kỳ 3 đến 4 tháng.
Trên thị trường rất nhiều loại nước súc miệng mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, các loại nước súc miệng có kết hợp các thảo dược thiên nhiên như dịch chiết sáp ong, dịch chiết vỏ cau, vỏ chay, trầu không… thường được ưa chuộng hơn. Đây là những nguyên liệu tự nhiên giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa hình thành mảng bám trên răng hiệu quả.
Nếu bạn đang có biểu hiện của viêm chân răng cần nhanh chóng đến trung tâm phòng khám nha khoa để có hướng điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn.
>>>XEM THÊM: Sự khó chịu khi bị sưng lợi và cách giảm sưng hiệu quả nhất
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/oral-health/guide/gingivitis-periodontal-disease
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/symptoms-causes/syc-20352892
https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/tooth-decay-stages