Lở miệng khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, tìm hiểu thuốc trị lở miệng đặc hiệu thực sự cần thiết, giúp chữa dứt điểm căn bệnh này. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích về thuốc trị lở miệng trong bài viết dưới đây!
Thuốc trị lở miệng tốt nhất theo tây y
Hiện nay, thuốc tây trị lở miệng được nhiều người sử dụng và đạt được kết quả cải thiện khả quan. Vậy loại thuốc tây nào trị lở miệng tốt? Hãy tham khảo 12 loại thuốc trị lở miệng tốt nhất hiện nay ngay sau đây.
Thuốc trị lở miệng PV
Thuốc chữa lở miệng PV được bào chế dưới dạng viên bao phim, sử dụng để điều trị các bệnh nhiệt miệng, chảy máu chân răng, nóng trong người,... Với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm giúp giảm đau khi bị nhiệt miệng, đánh bật mùi hôi trong khoang miệng.
Sản phẩm được sử dụng với liều lượng khác nhau trên từng đối tượng. Người lớn ngày uống 3 viên, mỗi lần 1 viên. Trẻ em dưới 12 tuổi mỗi lần uống 2 viên và ngày uống 3 lần. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Thuốc nhiệt miệng PV - Sản phẩm an toàn, chữa lở miệng rất tốt
Thuốc trị lở miệng Oracortia
Thuốc trị lở miệng Oracortia là thuốc steroid có khả năng giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, Oracortia không được dùng liều cao trong thời gian dài vì có thể gây tác dụng phụ, khiến người bệnh bị kích ứng, teo da, nhiễm trùng thứ phát.
Cách sử dụng: Lấy một ít thuốc mỡ trị lở miệng Oracortia bôi lên vùng lở loét. Để tránh thuốc mỡ bị trôi, người bệnh nên bôi trước khi đi ngủ. Bôi khoảng 3-4 ngày, bệnh lở miệng sẽ được kiểm soát.
Thuốc bôi trị lở miệng Gengigel
Thuốc bôi trị lở miệng Gengigel được bào chế ở dạng gel, giúp ngăn ngừa các rối loạn về nướu, giảm đau và kháng viêm nhanh chóng. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để tránh các tổn thương niêm mạc miệng, đồng thời chống nhiễm trùng rất tốt.
Người bệnh dùng ngón tay hoặc tăm bông để lấy thuốc và bôi một lượng vừa đủ lên vùng da miệng bị sưng đỏ. Áp dụng khoảng 3 lần/ngày, bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Thuốc trị lở miệng VNP
Thuốc trị lở miệng VNP giúp sát khuẩn, làm vết thương nhanh chóng lành lại. Để trị lở miệng hiệu quả, người bệnh nên sử dụng thuốc sau bữa ăn ít nhất 30 phút. Sử dụng thường xuyên trong ngày để thấy tác dụng rõ rệt.
Thuốc trị lở miệng An Thảo
Thuốc trị lở miệng An Thảo được bào chế từ các thành phần thiên nhiên. Đặc biệt, sản phẩm có dạng viên nang nên không đắng, rất tiện lợi và dễ sử dụng.
Mỗi ngày sử dụng 2 đến 3 lần, mỗi lần 2 viên sẽ thấy vết loét không còn sưng đau và nhanh chóng hồi phục. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm trong thời gian dài vì thuốc không gây tác dụng phụ, rất an toàn cho cơ thể.
An Thảo - thuốc trị lở miệng thiên nhiên
Thuốc trị lở miệng Nhất Nhất
Thuốc trị lở miệng Nhất Nhất có công dụng chữa lở miệng, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm sưng. Các thành phần trong viên nén Nhất Nhất bao gồm huyền sâm, thạch cao, hoàng bá, hoàng cầm, sinh địa,... Đây đều là những dược liệu thiên nhiên quý giá nên người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Thuốc trị lở miệng Urgo
Thuốc trị lở miệng Urgo chứa các thành phần như dẫn xuất cellulose, ancol, axit cacboxylic,... có tác dụng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Sử dụng gel Urgo bôi trực tiếp lên vết loét, trong vòng 3 phút, gel sẽ khô, cảm giác khó chịu dần biến mất. Song người bệnh cần lưu ý, không dùng Urgo nếu vết loét quá lớn hay chảy máu nhiều.
Thuốc trị lở miệng Bạch Mai
Thuốc trị lở miệng Bạch Mai được sử dụng để điều trị viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm nha chu,... Người bệnh cần nghiền nhỏ viên thuốc để rắc lên vết thương. Sản phẩm được sử dụng rất phổ biến vì đem lại hiệu quả cao. Ngay lần đầu tiên sử dụng, vết loét không còn đau nhức, bệnh tình nhanh chóng hồi phục.
Thuốc trị lở miệng Emofluor
Emofluor là thuốc trị lở miệng tốt nhất hiện nay. Sản phẩm được sử dụng để điều trị lở miệng, ê buốt chân răng, tụt lợi,...
Để sử dụng thuốc trị lở miệng Emofluor, người bệnh lấy một lượng nhỏ gel và thoa đều lên chỗ bị loét. Đợi khoảng 2 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch. Sử dụng thuốc thường xuyên, phần bị tổn thương sẽ được sát khuẩn và giảm đau nhanh chóng.
Thuốc trị lở miệng Emofluor điều trị bệnh lý răng miệng
Thuốc trị lở miệng Trinolone Oral Paste
Thuốc trị lở miệng Trinolone Oral Paste chứa thành phần chính là triamcinolone acetonide, có khả năng thẩm thấu sâu, giúp các vết loét nhanh chóng lành lại. Không chỉ được sử dụng để chữa lở miệng hiệu quả, Trinolone Oral Paste còn được dùng để điều trị viêm họng, viêm nướu,...
Sản phẩm không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, tránh sử dụng liều quá cao và bôi trên diện rộng. Kiên trì sử dụng thuốc 2 lần/ngày, bệnh lở miệng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Thuốc trị lở miệng Mouthpaste
Thuốc trị lở miệng Mouthpaste được sử dụng để phòng ngừa cũng như chữa các bệnh như nhiệt miệng, viêm lợi, khô môi,... Sản phẩm có tác dụng kháng viêm, giảm đau, trị lở miệng hiệu quả.
Dùng một lượng nhỏ thuốc chữa lở miệng Mouthpaste bôi lên vùng bị tổn thương. Sử dụng sản phẩm 2-3 lần/ngày sẽ thấy vết loét mờ đi rõ rệt.
Thuốc trị lở miệng Orrepaste
Thuốc trị lở miệng Orrepaste ở dạng gel, có công dụng chữa các bệnh ngoài da, giúp kháng viêm hiệu quả.
Mỗi ngày, lấy một lượng nhỏ vừa đủ để thoa vào vết loét sẽ thấy cảm giác đau đớn giảm đi rõ rệt. Sản phẩm không được sử dụng trong trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc bệnh lao, tiểu đường, viêm loét, đường ruột, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Orrepaste đem lại công hiệu chữa trị nhiệt miệng
Thuốc trị lở miệng từ thiên nhiên
Sử dụng các bài thuốc dân gian là cách trị lở miệng đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi thuốc trị lở miệng từ thiên nhiên an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí mà rất hiệu quả.
Bài thuốc trị lở miệng với gạo tẻ và bột sắn dây
Bột sắn dây được biết đến với công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt. Còn gạo tẻ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Dùng gạo tẻ và bột sắn dây sẽ giúp giảm đau, chữa bệnh lở miệng.
Nghiền gạo tẻ thành hạt nhỏ, trộn đều với bột sắn dây rồi cho thêm một lượng nước vừa đủ. Đem hỗn hợp này đun đến khi thành hỗn hợp đặc sệt thì sử dụng để ăn. Kiên trì sử dụng thường xuyên sẽ thấy công hiệu.
Bài thuốc trị lở miệng bằng hỗn hợp cỏ mực và sáp ong
Cỏ mực và sáp ong đều có khả năng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Kết hợp cỏ mực và sáp ong sẽ giúp trị lở miệng hữu hiệu.
Giã nát lá cỏ mực, chắt lấy nước cốt. Rồi cho thêm ít sáp ong vào quấy đều. Dùng hỗn hợp này để ngậm sau bữa ăn ít nhất 30 phút, bệnh lở miệng sẽ được kiểm soát.
Bài thuốc trị lở miệng với nghệ tươi
Nghệ vàng chứa các thành phần như cyclocurcumon, turmeron,.. có khả năng giúp phục hồi vùng da bị loét, ngăn chặn viêm nhiễm. Vì thế, nghệ vàng được sử dụng để trị nhiệt miệng nhanh chóng.
Lấy 2 củ nghệ, rửa sạch và cạo vỏ. Giã nát và bôi trực tiếp lên vết loét, đợi trong vòng 10 phút sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Nghệ tươi - thảo dược thiên nhiên chữa lở miệng
Các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng
Để tránh những bất tiện và tự ti trong giao tiếp, mỗi người cần có cho mình các biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng. Ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cân bằng chế độ dinh dưỡng cũng là cách phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Để đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cần thay bàn chải đánh răng 6 tháng/lần và đánh răng hàng ngày, 2 lần sáng tối. Tuyệt đối không dùng bàn chải đánh răng chung với người khác hoặc sử dụng tăm để lấy thức ăn. Vì đây đều là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, nên dùng thêm nước súc miệng chứa các thành phần thiên nhiên như sáp ong, vỏ rễ chay, lá trầu không, cùi quả cau,... giúp hơi thở thơm tho, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ chính là cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây lở miệng. Do đó, cần cân bằng chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa lở miệng, cơ thể khỏe mạnh.
Trong thực đơn hàng ngày, mỗi người cần lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ giúp thanh lọc cơ thể, hạn chế đồ cay nóng, thức uống có cồn. Như vậy, cơ thể sẽ được thanh lọc, giải nhiệt, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp 12 thuốc trị lở miệng tốt nhất cho bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận dưới bài viết, chúng tôi luôn có mặt 24/24 để giải đáp mọi câu hỏi.