Top 10 cách trị lở miệng nhanh nhất tại nhà chỉ sau một đêm

Lở miệng là bệnh lý về răng miệng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nó gây ra không ít phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống. Vì vậy, nhiều người mong muốn có cách trị lở miệng nhanh nhất tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu “top 10 cách chữa lở miệng nhanh nhất tại nhà chỉ sau một đêm” trong bài viết này!

Lở miệng là gì?

Lở miệng hay nhiệt miệng là bệnh răng miệng thường gặp và tình trạng trên niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét nông và nhỏ. Vết loét do lở miệng thường có màu trắng. Vùng xung quanh vết loét sưng đỏ và có cảm giác đau, rát khi nước bọt hoặc thức ăn chạm vào. 

Lở miệng có nguy hiểm không?

Thông thường, lở miệng không gây nguy hiểm hay đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nó gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu đặc biệt là lúc ăn uống.

Nếu tình trạng lở miệng xảy ra thường xuyên thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Trên thực tế, lở miệng có thể cảnh báo bạn bị viêm ruột, hội chứng Behcet hoặc các bệnh lý về miễn dịch. 

Vì vậy, nếu xuất hiện vết loét lớn, sâu hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra và có hướng giải quyết kịp thời.

Lo-mieng-gay-dau-don-kho-chiu-cho-nguoi-mac.webp

Lở miệng gây đau đớn khó chịu cho người mắc

Cách trị lở miệng nhanh nhất tại nhà đơn giản và hiệu quả

Khi tình trạng mới xuất hiện và chưa nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng cách trị lở miệng nhanh nhất tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp trị lở miệng tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Trị lở miệng bằng nước muối 

Muối là nguyên liệu quen thuộc có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng. Muối có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng, giúp các vết loét chóng lành. Tiến hành hòa tan một muỗng cà phê muối với một ly nước ấm. 

Dùng nước muối đã pha súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra. Kiên trì thực hiện từ 4-5 lần/ngày và lặp lại đều đặn tới khi khỏi bệnh. Vì nước muối an toàn nên sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn có thể duy trì thói quen súc miệng bên cạnh việc đánh răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Trị lở miệng bằng các loại nước súc miệng

Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian pha nước muối thì có thể sử dụng các loại nước súc miệng bán trên thị trường để thay thế. Cần căn cứ vào sức khỏe răng miệng và tình trạng lở miệng để chọn loại nước súc miệng phù hợp. 

Nếu tình trạng bệnh đang ở mức nhẹ, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược vì tính an toàn. Ngược lại, nếu tình trạng nặng hơn, bạn có thể lựa chọn các loại nước sát khuẩn đặc trị. Thông thường, khi sử dụng các loại này cần có sự kê đơn của bác sĩ.

Trị lở miệng bằng baking soda

Baking soda hay còn gọi là thuốc muối, có khả năng sát khuẩn tốt nên thường được sử dụng để làm trắng răng và chữa nhiệt miệng. Bạn lấy 1 thìa cà phê baking soda trộn cùng 1 thìa cà phê muối ăn và 100ml nước sạch. Dùng bông thấm hỗn hợp vừa pha rồi chấm trực tiếp lên vết loét để giảm đau nhanh chóng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng baking soda với muối và nước rồi sử dụng để súc miệng vài lần trong ngày. Duy trì từ 1-2 ngày, tình trạng lở miệng của bạn sẽ nhanh chóng khỏi.

Trị lở miệng bằng keo ong

Nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Justus-Liebig tại Đức năm 2009 cho thấy rằng, keo ong chứa thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp làm dịu cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Vì vậy, keo ong có hiệu quả điều trị cao đối với tình trạng lở miệng, làm lành các vết loét ở niêm mạc miệng nhanh chóng. Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ keo ong đắp trực tiếp lên vết loét, giữ trong vài tiếng rồi lấy ra và súc miệng bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Keo-ong-co-tac-dung-khang-khuan-khang-viem-giup-chua-nhiet-mieng.webp

Keo ong có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm giúp chữa lở miệng

Trị lở miệng bằng oxy già

Trị lở miệng bằng oxy già cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần pha loãng oxy già rồi súc miệng trong khoảng 1 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch, lặp lại khoảng 2 lần/ngày và đều đặn mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi.

Trị lở miệng bằng dầu dừa

Acid lauric có trong dầu dừa sẽ giúp giảm sưng, đau và làm lành vết loét. Bạn có thể súc miệng bằng dầu dừa hoặc bôi trực tiếp lên vết loét vài lần trong ngày để giảm sự khó chịu và giúp vết loét chóng lành.

Trị lở miệng bằng hoa cúc

Tác dụng giảm viêm loét, nhiệt miệng, đau răng, mất ngủ,... của loại dược liệu này đã được nhiều cuốn sách y học cổ truyền ghi lại. Ngày nay, y học hiện đại cũng đã chứng minh hiệu quả của hoa cúc như một loại thuốc kháng viêm. Vì vậy, hoa cúc được sử dụng nhiều để điều trị nhiệt miệng. 

Phương pháp điều trị lở miệng được dùng phổ biến là súc miệng bằng nước trà hoa cúc. Súc miệng 3-4 lần/ngày và thực hiện liên tục vài ngày sẽ giúp bạn không còn cảm giác đau đớn, vết loét cũng nhanh chóng lành.

Trị lở miệng bằng sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cân bằng vi khuẩn trong miệng, làm giảm tình trạng nhiệt miệng và ngăn ngừa các vết loét mới xuất hiện. Sử dụng sữa chua mỗi ngày để các vết loét do lở miệng nhanh chóng lành đồng thời giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn.

Trị lở miệng bằng bã chè khô

Trong chè chứa chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và chữa lành các vết loét. Sau khi uống nước chè, bạn có thể giữ lại túi lọc chứa bã chè để đắp trực tiếp lên các vết loét trong khoang miệng giúp điều trị lở miệng.

Trị lở miệng bằng cách bổ sung vitamin

Lở miệng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin PP,... Hãy bổ sung vitamin bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B2,... để tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp vết loét chóng lành.

Bo-sung-vitamin-giup-chua-lo-mieng.webp

Bổ sung vitamin giúp chữa lở miệng

Phòng ngừa lở miệng tái phát như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị lở miệng và làm lành các vết loét, bạn cũng cần chú ý tìm biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng này tái phát bằng cách:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Một khoang miệng sạch sẽ và hàm răng chắc khỏe sẽ giúp hạn chế sự xuất hiện của các loại vi khuẩn gây ra lở miệng. Hãy đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để làm sạch răng mà không gây tổn thương tới nướu. Đồng thời sử dụng các loại nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để răng miệng luôn sạch và hơi thở thơm mát.
  • Chế độ ăn uống đủ chất: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học: Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Hạn chế các chất kích thích, không thức khuya, thường xuyên tập thể dục, thể thao sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều loại bệnh, bao gồm cả lở miệng.
  • Tránh căng thẳng, lo âu: Thường xuyên stress cũng có thể khiến bạn gặp tình trạng nhiệt miệng. Hãy tìm tới các bài tập yoga, ngồi thiền để tâm trạng thoải mái hơn.

Trên đây là những cách điều trị nhiệt miệng nhanh chóng tại nhà hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc để lại phương thức liên lạc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng