Nhiệt lưỡi - Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng tại nhà

Nhiệt lưỡi là một trong những vấn đề răng miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây ra rất nhiều bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nhiệt lưỡi là gì, cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

6 nguyên nhân gây nhiệt lưỡi thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt lưỡi. Chủ yếu các nguyên nhân này đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, bao gồm:

Vệ sinh răng miệng chưa sạch

Sử dụng bàn chải đánh răng cũ, không đảm bảo vệ sinh hoặc đánh răng không đúng cách được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về răng miệng. Khoa học đã chứng minh, miệng là nơi phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Trong đó, không ít những vi khuẩn gây bệnh có khả năng sinh sôi nhanh chóng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn, gây nhiệt lưỡi, nhiệt miệng.

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ khi rối loạn nội tiết tố thường hay bị nhiệt miệng. Đây là một hiện tượng thường thấy và khiến cho chị em phụ nữ vô cùng khó chịu.

Đó là bởi sự thay đổi nội tiết tố khiến thân nhiệt tăng giảm không kiểm soát, gây tình trạng nóng trong, dẫn tới mụn nhọt, lở loét tại các mô mềm trong khoang miệng. Nhiệt lưỡi kéo dài cản trở giao tiếp, ăn uống. Đôi khi, nó còn khiến cho chị em sốt cao, mệt mỏi và đau đớn.

Cắn vào lưỡi

Vô tình cắn phải hoặc gây ra các tổn thương cho lưỡi là nguyên nhân thường gặp gây nhiệt lưỡi, chảy máu mà ít người biết đến và cũng không để ý. Vết cắn hoặc tổn thương khiến lưỡi bị lở loét và có thể nhiễm trùng. Những vết loét là cơ hội tốt để vi khuẩn tấn công và tạo nên các đốm trắng ở lưỡi, dẫn đến tình trạng nhiệt lưỡi kéo dài.

vo-tinh-can-phai-gay-nhiet-luoi_11zon.webp

Vô tình cắn phải gây nhiệt lưỡi

Hút thuốc lá gây nhiệt lưỡi

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng, gây độc cho lá phổi mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiệt lưỡi. Vì vậy, cần bỏ thuốc lá ngay hôm nay.

Thuốc lá chứa chất nicotin gây độc cho cơ thể, tạo môi trường thuận lợi trong khoang miệng cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, nicotin còn gây độc cho gan, làm cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch, khiến các vết loét ở lưỡi lâu khỏi hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Có nhiều người rất thích ăn các đồ cay, nóng, bất kể mùa đông hay mùa hè. Nhưng ăn quá nhiều những loại thức ăn này cũng có thể làm phát sinh mụn nhọt trong niêm mạc miệng, gây nhiệt lưỡi.

Thực phẩm cay nóng gây bỏng miệng, lở miệng hay nhiệt miệng. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều và thường xuyên đồ ăn cay nóng khiến các vết loét sưng mủ, trầm trọng hơn, mất thêm thời gian để hồi phục.

Căng thẳng, stress

Tình trạng căng thẳng, stress được coi như “thủ phạm” hàng đầu gây nổi mụn ở da, đặc biệt là vùng da mặt. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng này cũng có thể gây nhiệt lưỡi.

Nguyên nhân bởi căng thẳng, stress khiến cơ thể mệt mỏi, khả năng miễn dịch suy giảm. Lúc đó, tình trạng ăn uống và sinh hoạt bị ảnh hưởng, dẫn đến lở loét miệng, lưỡi.

Cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả nhất

Thực tế hiện nay, người bệnh sử dụng nhiều cách chữa nhiệt lưỡi khác nhau nhưng chưa thực sự hiệu quả. Vậy đâu là cách chữa nhiệt lưỡi đáng tin cậy và đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất?

Sử dụng thuốc chữa nhiệt lưỡi

Một trong những phương pháp tây y đơn giản nhất để chữa trị nhiệt lưỡi đó là sử dụng thuốc. Thuốc tây đảm bảo chữa nhiệt lưỡi nhanh chóng mà vô cùng thuận tiện.

Thuốc chữa nhiệt lưỡi thường được lựa chọn là những thuốc kháng sinh có khả năng diệt khuẩn và làm vết loét nhanh chóng. Thuốc chữa lở lưỡi thường có dạng viên uống, dạng gel hoặc kem bôi.

su-dung-thuoc-tay-chua-nhiet-luoi-nhanh-chong_11zon.webp

Sử dụng thuốc tây chữa nhiệt lưỡi nhanh chóng

Chữa nhiệt lưỡi tại nhà

Bên cạnh việc các loại thuốc tây thì không ít người lựa chọn cách chữa nhiệt lưỡi tại nhà vừa tiết kiệm, lại an toàn. Các cách phổ biến để chữa nhiệt lưỡi bao gồm: Súc miệng nước muối, sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp khử trùng khoang miệng.

Súc miệng nước muối

Nước muối sinh lý có chứa 0,9% NaCl. Nước muối có thể được sử dụng để cung cấp nước cho cơ thể, dùng để vệ sinh mắt, mũi, họng.

Nước muối có tính sát khuẩn cao, làm sạch vi khuẩn, giúp răng miệng sạch sẽ. Vì thế, duy trì thói quen súc miệng nước muối hàng ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho, ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh nhiệt miệng, lở lưỡi.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa thường được sử dụng để tăng hương vị cho thức ăn, chăm sóc da. Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể dùng để chống viêm, làm lành vết thương, giảm mẩn đỏ.

Do có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên dầu dừa cũng được sử dụng để chữa nhiệt lưỡi. Dùng dầu dừa bôi trực tiếp vào vết lở khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Sau một thời gian sử dụng, vết loét sẽ lành lại.

Sáp ong chữa nhiệt lưỡi

Sáp ong có công dụng rất tốt với sức khỏe và được sử dụng để làm đẹp cũng như chữa bệnh. Theo một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra, trong sáp ong chứa nhiều thành phần hóa học như acid béo, acid amin, protein, các khoáng chất có khả năng giảm viêm hiệu quả, giúp làm trắng răng, thơm miệng.

Để sử dụng sáp ong, bạn chỉ cần pha loãng nguyên liệu này với nước ấm để súc miệng và uống hàng ngày. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 - 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

dung-sap-ong-chua-nhiet-luoi-hieu-qua_11zon.webp

Dùng sáp ong chữa nhiệt lưỡi hiệu quả

Cam thảo

Trong đông y, cam thảo được sử dụng phổ biến. Vì có vị ngọt và tính mát nên nhiều người sử dụng cam thảo như thức uống giải khát quen thuộc hàng ngày.

Thành phần chính của cam thảo là glycyrrhizin có khả năng kháng viêm mạnh, giúp giảm sưng đau xung quanh vết loét. Sử dụng để pha trà uống hoặc ngậm miếng cam thảo sẽ giúp vết loét lành lại sau vài ngày cũng như ngăn chặn tình trạng này tái phát.

Đinh hương

Từ nhiều năm nay, đinh hương đã trở thành vị thuốc quan trọng để chữa nhiều căn bệnh và cho thấy công dụng bất ngờ. Trong nụ hoa đinh hương chứa 70 - 90% eugenol, một hoạt chất có tác dụng gây tê, giúp giảm đau răng, trị lở miệng, nhiệt lưỡi.

Thoa dầu đinh hương lên vết lở lưỡi giúp giảm tình trạng đau rát, khó chịu cho người bệnh. Kiên trì sử dụng 1 - 2 lần mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Khế chua

Khế chua có tính axit cao nên diệt khuẩn rất tốt. Vì thế, cách chữa nhiệt lưỡi bằng khế chua được nhiều người ưa thích và sử dụng.

Đầu tiên, lấy 2-3 quả khế chua rửa sạch, sau đó giã nát rồi lấy nước ép và đun sôi. Dùng nước này để ngậm và nuốt dần. Liên tục dùng trong nhiều ngày sẽ giúp giảm đau và chữa các vết lở loét nhanh chóng.

Chữa nhiệt lưỡi bằng cùi quả cau

Quả cau là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong đông y, cùi quả cau cũng được dùng để làm thuốc điều trị các bệnh phù thũng, bí tiểu, khó tiêu.

Với bệnh nhiệt lưỡi, có thể dùng cùi quả cau phơi khô để sắc nước uống hoặc lấy hạt cau mài ra, phơi khô và bôi lên vết loét ở lưỡi. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.

cui-qua-cau-tot-cho-nguoi-bi-nhiet-luoi_11zon.webp

Cùi quả cau tốt cho người bị nhiệt lưỡi

XEM THÊM: 8 cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả nhanh chóng, không tái lại

Làm cách nào để phòng tránh nhiệt lưỡi?

Ngoài tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị nhiệt lưỡi thì việc phòng tránh cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách và thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhiệt lưỡi sẽ được ngăn ngừa một cách hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ đem lại hơi thở thơm mát, sự tự tin trong giao tiếp mà còn giúp phòng ngừa và chữa trị nhiệt lưỡi hiệu quả.

Đầu tiên, cần lựa chọn bàn chải đánh răng chất lượng và duy trì thói quen đánh răng sáng, tối hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể sử dụng dung dịch nước súc miệng để khử trùng, ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn. 

Nghiên cứu năm 2017 chỉ ra, sáp ong ức chế vi khuẩn, nấm, virus và giúp chống lại các bệnh lý như: Nhiệt lưỡi, viêm lợi, sâu răng. Các loại nước súc miệng thảo dược chứa những thành phần như sáp ong, cùi quả cau, lá trầu không hoặc vỏ quả chay được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng là nguyên nhân gây ra các vết lở loét ở miệng, lưỡi. Do đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng thực sự cần thiết giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, chảy máu.

Trong thực đơn hàng ngày, cần hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Người bệnh cũng nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ quả. Đặc biệt, sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, sắt sẽ giúp đẩy lùi và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở miệng, lưỡi.

Nhiệt lưỡi không khó điều trị nhưng rất dễ tái phát nếu không duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về tình trạng này, hãy để lại thông tin liên hệ ngay dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng