Nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ em? Cách khắc phục ra sao?

Con bạn thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa? Nướu của bé hay sưng đỏ và đau khi chạm vào? Đó là những triệu chứng của bệnh viêm nướu ở trẻ em. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh viêm nướu ở trẻ em là do sự tích tụ của mảng bám trên răng. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ tạo độc tố gây kích ứng và tổn thương nướu.

Một số nguyên nhân thứ phát gây bệnh viêm nướu là do trẻ lười vệ sinh răng miệng, cấu trúc nướu còn yếu, chế độ ăn uống không khoa học. Cụ thể như sau:

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Khoang miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các chất bẩn tích tụ lại quanh răng.

Cấu trúc nướu của trẻ: Do vùng nướu của trẻ vẫn còn yếu nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, viêm nướu ở trẻ em thường xảy ra trong giai đoạn mọc răng.

Chế độ ăn uống: Trẻ em thường ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước có gas… Lâu ngày đường sẽ tích tụ lại và gây viêm nướu, sâu răng.

Cách chữa viêm nướu ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm nướu kèm theo chảy máu, răng lung lay, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để điều trị. Dưới đây là 1 một số cách thường được áp dụng để chữa viêm nướu ở trẻ em.

Sử dụng thuốc uống điều trị viêm nướu

Việc sử dụng thuốc điều trị phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc thường dùng để giảm các triệu chứng cho bé là:

  • Nước súc miệng có chứa các chất kháng khuẩn giúp làm sạch răng miệng và loại bỏ vi khuẩn.
  • Sử dụng paracetamol (acetaminophen) để giảm đau, hạ sốt nếu trẻ bị sốt.
  • Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm kháng sinh, NSAIDs, nhóm thuốc corticosteroid.

su-dung-thuoc-dieu-tri-viem-nuou-cho-tre-em.webp

Sử dụng thuốc điều trị viêm nướu cho trẻ em

Điều trị nha khoa

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị viêm nướu, nha sĩ có thể áp dụng một số thủ thuật nha khoa như cạo vôi răng, sử dụng laser để loại bỏ mảng bám trên răng trẻ.

>>>XEM THÊM: Sự khó chịu khi bị sưng lợi và cách giảm sưng hiệu quả nhất

Thảo dược tự nhiên chữa viêm nướu ở trẻ em 

Hiện nay, việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên trị viêm nướu cũng được nhiều bố mẹ áp dụng cho con bởi tính an toàn, hiệu quả cao.

Chữa viêm nướu ở trẻ em bằng sáp ong

Sáp ong là nguyên liệu tuyệt vời để chữa viêm nướu ở trẻ em. Từ lâu, sáp ong đã được cha ông ta sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Bởi đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Vì thế, sử dụng mật ong là phương pháp chữa viêm nướu rất hiệu quả. Nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy sáp ong có khả năng chữa các vết bầm tím, vết loét hay viêm sưng và ngăn chặn hiệu quả nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh lý viêm lợi, hôi miệng.

sap-ong-la-nguyen-lieu-tuyet-voi-giup-chua-viem-nuou-cho-be.webp

Sáp ong là nguyên liệu tuyệt vời giúp chữa viêm nướu cho bé

Dùng nước muối chữa viêm nướu cho bé

Súc miệng nước muối là phương pháp đơn giản, hiệu quả để cải thiện tình trạng viêm lợi cho bé. Muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng sưng, đau nhức ở lợi.

Cách thực hiện như sau: Pha loãng khoảng 1 thìa muối với 1 cốc nước ấm (hoặc sử dụng nước muối sinh lý) và cho trẻ súc miệng hàng ngày. Nên thực hiện cách này 3 lần/ngày để nướu nhanh lành.

Lưu ý: Không nên pha nước muối quá đặc do niêm mạc của trẻ còn khá mỏng và yếu. Nếu sử dụng có thể dẫn đến kích ứng, bỏng rát, gây khó chịu cho bé. Không nên cho trẻ ngậm nước muối quá nhiều lần vì có thể gây hại đến men răng.

Bí quyết chữa viêm nướu bằng lá trầu không

Trong lá trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt còn có beta-phenol, chavicol giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn khá hiệu quả. Chính vì vậy, lá trầu không cũng là nguyên liệu thường được sử dụng để chữa viêm nướu ở trẻ em.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 3-4 lá trầu không đun sôi với nước và cho bé súc miệng hàng ngày.
  • Giã lá trầu không đã rửa sạch, sau đó đắp vào vùng nướu bị viêm khoảng 10 phút.

Nên thực hiện phương pháp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.

bi-quyet-dung-la-trau-khong-chua-viem-nuou.webp

Bí quyết dùng lá trầu không chữa viêm nướu

Giảm viêm nướu bằng nước cốt chanh

Nước cốt chanh chứa vitamin C và có thành phần kháng viêm, chữa viêm nướu rất hiệu quả. Hàm lượng vitamin C cao sẽ giúp chống lại vi khuẩn, viêm nhiễm hiệu quả hơn.

Cách thực hiện như sau: Lấy 1-2 quả chanh vắt lấy nước cốt, sau đó hòa tan với nước ấm và một ít muối. Sử dụng tăm bông thấm đều hỗn hợp vừa pha bôi lên vùng nướu bị tổn thương cho bé. Giữ nguyên vài phút rồi cho bé súc miệng bằng nước ấm. Thực hiện 1-2 lần/ngày sẽ thấy tình trạng viêm nướu cải thiện rõ rệt.

Mẹo dùng gừng tươi chữa viêm nướu cho trẻ

Gừng vị cay, tính ấm, có công dụng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Zingibain là một chất hóa học được tìm thấy ở trong gừng có tác dụng giảm đau tự nhiên. Do đó, gừng thường được sử dụng để diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và giảm đau do viêm nướu.

Một số cách có thể áp dụng:

  • Gừng tươi đem giã nhỏ rồi đắp lên vùng nướu bị viêm. Giữ nguyên trong khoảng 12-15 phút.
  • Cho vài lát gừng vào bình giữ nhiệt rồi thêm nước sôi. Đợi khoảng 20 phút rồi dùng để súc miệng hàng ngày.

Một số cách phòng ngừa viêm nướu ở trẻ em

Viêm nướu ở trẻ em hoàn toàn có thể ngăn ngừa. Nếu chăm sóc răng miệng đúng cách, thực hiện chế độ ăn khoa học sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị viêm nướu cho bé.

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ đều đặn: Với trẻ em dưới 3 tuổi có thể dùng khăn mềm, bàn chải đánh răng mềm, nhỏ để vệ sinh răng miệng cho bé. Đảm bảo rằng con bạn cần vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua giúp ngăn ngừa viêm nướu rất hiệu quả.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa các chất sát khuẩn như hydrogen peroxide, triclosan và chlorhexidine gluconate giúp ngăn ngừa viêm nướu rất tốt. Hoặc để an toàn hơn, cha mẹ nên cho bé sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần thảo dược như sáp ong, lá trầu không,...
  • Súc miệng bằng nước muối, nước ấm.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn bánh, kẹo, nước có gas.

ve-sinh-rang-mieng-sach-se-che-do-an-uong-khoa-hoc-giup-phong-ngua-viem-nuou.webp

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa viêm nướu

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về bệnh viêm nướu ở trẻ em:

Bé bị viêm nướu có tự khỏi không?

Tình trạng viêm nướu nhẹ có thể khỏi sau khoảng 5-7 ngày nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm nướu răng ở trẻ em là căn bệnh không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nướu răng ở trẻ không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể khiến nướu tổn thương nghiêm trọng. Khi vết nhiễm trùng lan rộng có thể hủy hoại tổ chức nha chu gây răng lung lay, thậm chí làm rụng răng.

Viêm nướu ở trẻ em là bệnh thường gặp và có thể tái phát. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm nướu răng và tầm quan trọng của việc ngăn ngừa căn bệnh này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận, sẽ được chuyên gia giải đáp.

>>>XEM THÊM: Viêm lợi trùm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Link tham khảo:

https://childrensdentalhealth.com/gum-disease-in-children/ 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/symptoms-causes/syc-20354453 

https://kidshealth.org/en/teens/gum-disease.html

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng