Ê buốt răng là gì? Cách cải thiện hiệu quả nhất hiện nay

Bạn cảm thấy răng bị đau, khó chịu sau khi thưởng thức một cây kem hay đơn giản là sau khi ăn? Nếu vậy rất có thể bạn đang gặp tình trạng ê buốt răng. Vậy ê buốt răng là gì, cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm chỉ hiện tượng quá mẫn ngà hay ê buốt chân răng. Ê buốt răng gây đau và khó chịu ở răng khi tiếp xúc với tác nhân kích thích như nhiệt độ, thức ăn chứa acid,… có thể kéo dài trong vài giờ.

Ê buốt răng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều răng. Đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng ê buốt nặng dần, gây viêm tủy răng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp, ê buốt răng cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: Viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng.

Răng ê buốt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Theo số liệu của Tổ chức sức khỏe răng miệng – Oral Health Foundation tại Anh, những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 thường dễ mắc răng ê buốt hơn. Kết quả cuộc khảo sát cũng ghi nhận nữ giới có nguy cơ bị răng ê buốt cao hơn so với nam giới.

e-buot-rang-va-mot-so-dau-hieu-ban-can-luu-y.webp

Ê buốt răng và một số dấu hiệu bạn cần lưu ý

Nguyên nhân khiến bạn bị ê buốt răng

Các chuyên gia đã chỉ ra, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho răng bị ê buốt. Ngà răng bị lộ được coi là yếu tố chính dẫn đến ê buốt răng. Ngà răng là bộ phận mang theo các ống thần kinh, được men răng bao bọc và bảo vệ. Khi lớp ngà răng bị lộ và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, các sợi thần kinh phải chịu kích thích từ đó gây cảm giác đau nhức, ê buốt thậm chí là đau đến tận chân răng. Chính vì vậy các nguyên nhân khiến cho men răng bị tổn thương, bào mòn cũng gián tiếp khiến cho răng bị ê buốt:

  • Vệ sinh, chăm sóc răng sai cách: Chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng và kem đánh răng có độ mài mòn cao. Đánh răng không đúng cách cũng có thể gây phá hủy và hao mòn men răng. 
  • Thói quen nghiến răng: Là hành động nghiến, siết chặt các răng vào nhau. Lâu ngày khiến cho men răng bị tổn thương kết hợp với việc tiếp xúc với thức ăn sẽ khiến men răng càng lão hóa nhanh hơn. Từ đó càng khiến tình trạng răng bị ê buốt thêm tồi tệ.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Ăn các thức ăn chứa nhiều acid (thực phẩm vị chua: Cam, chanh, đồ uống có ga,…), đồ ăn chế biến sẵn,… Nếu không biết cách chăm sóc thì lớp men răng sẽ bị phá hủy và để lộ phần ngà răng, gây cảm giác ê buốt, khó chịu.

Ngoài ra, ê buốt răng còn xuất hiện do các bệnh lý khác của răng miệng như: 

  • Sâu răng: Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về răng miệng. Vết sâu răng không chỉ làm phá hủy men răng mà đôi khi nó còn ăn sâu vào tủy, để lộ các dây thần kinh chân răng, khiến cho răng bị ê buốt. Ngoài ra nó còn có thể gây tụt lợi và một số nguy cơ nghiêm trọng khác (nứt răng, vỡ và hỏng răng).
  • Các vấn đề về nướu: Do sự tích tụ của cao răng và các mảng bám thức ăn có thể khiến cho nướu bị tụt xuống, thậm chí là phá hủy phần xương nâng đỡ mô răng. Tụt lợi khiến phần chân răng lộ ra, mảng bám và cao răng tích tụ sẽ khiến cho chúng ta khó có thể vệ sinh sạch vùng này, lâu ngày dẫn đến viêm lợi, răng lung lay.

Hiện nay, nhiều người còn có xu hướng thẩm mỹ như tẩy trắng răng, mà đâu thể ngờ các sản phẩm tẩy trắng không đảm bảo cũng có thể trở thành nguyên nhân gây cảm giác ê buốt răng. Thực tế, đã có nhiều bệnh nhân bị ê buốt trong khi tẩy trắng răng và kéo dài sau đó. Nếu gặp phải tình trạng này hãy báo cho bác sĩ. Trước khi tẩy trắng răng, bạn nên cân nhắc, lựa chọn, tìm trung tâm uy tín.

co-nhieu-nguyen-nhan-gay-e-buot-rang-nhung-chu-yeu-la-do-hao-mon-men-rang.webp

Có nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng nhưng chủ yếu là do hao mòn men răng

>>>XEM THÊM: Sự khó chịu khi bị sưng lợi và cách giảm sưng hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị ê buốt răng hiệu quả

Bạn nên điều trị ê buốt răng ở giai đoạn càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp trị ê buốt răng mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị ê buốt răng bằng tây y

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đường uống giúp điều trị ê buốt răng. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể dùng gel chống ê buốt. Đây là phương pháp khá an toàn và tiện lợi nên được nhiều người tin tưởng sử dụng. Một số loại thuốc bôi để chữa trị ê buốt răng có thể kể đến như:

  • GC Tooth Mousse: Giúp cung cấp các khoáng chất để tái tạo và phục hồi men răng.
  • SensiKin Gel: Thường được sử dụng trong các trường hợp ê buốt răng do cạo răng, tẩy trắng răng hoặc ê buốt răng mạn tính.
  • Emoform Gel: Dùng cho điều trị ê buốt chân răng và viêm, đau nhức lợi.

Bạn có thể tìm mua các loại gel này ở bất kỳ hiệu thuốc nào trên toàn quốc, tuy nhiên cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thực hiện thủ thuật nha khoa

Ngoài việc sử dụng gel bôi thì bạn cũng có thể cân nhắc đến các phương pháp làm răng như: Trám răng, tái khoáng, bọc răng sứ. Đây cũng là các phương pháp làm giảm ê buốt hiệu quả và thường xuyên được bác sĩ nha khoa chỉ định.

Phương pháp trám răng: Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu nhân tạo để bít lấp các lỗ sâu răng, vết sứt mẻ ở răng. Phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị, thường được chỉ định khi răng ê buốt ở mức nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nghiêm trọng vào sâu bên trong.

Tái khoáng: Phương pháp này cũng được áp dụng cho các bệnh nhân có mức độ ê buốt nhẹ. Nha sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch có thành phần bao gồm: Calcium, fluoride, phosphate. Các chất này giúp che lấp, thu hẹp phần răng bị hư tổn và ngăn sự tiếp xúc của vết thương với tác nhân gây nhạy cảm.

Bọc răng sứ: Đây là giải pháp tối ưu giúp bạn không những cải thiện tình trạng ê buốt răng mà còn đem lại giá trị thẩm mỹ cao và có thời gian sử dụng lâu dài. Đối với các trường hợp răng bị sâu, sứt mẻ, mòn men răng nặng thì đây là lựa chọn phù hợp. Lúc này, nha sĩ sẽ mài bỏ phần men răng và ngà răng bị hỏng của bạn, sau đó chụp mão răng sứ lên trên, tạo lớp màng bảo vệ mới.

Điều trị ê buốt răng bằng các kỹ thuật làm răng đa phần đem lại hiệu quả tốt và thời gian kéo dài. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra thường khá cao và không phải cơ sở nha khoa nào cũng đủ điều kiện thực hiện. Chính vì vậy bạn cần cân nhắc và lựa chọn cơ sở uy tín và có chất lượng tốt.

mot-so-phuong-phap-tay-y-co-the-giup-ban-giam-thieu-tinh-trang-e-buot-rang.webp

Một số phương pháp tây y có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng ê buốt răng

Cách trị ê buốt răng tại nhà

Với các trường hợp bị ê buốt răng nhẹ, bạn có thể thử điều trị tại nhà giúp giảm thiểu chi phí, thuận tiện sử dụng và ít gây đau đớn.

Sử dụng rượu cau

Rượu cau từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong dân gian và nổi tiếng với công dụng làm chắc răng miệng hiệu quả. Cau là dược liệu có vị cay, tính ấm, gồm các thành phần như acid galic, ligin, tannic,… giúp ngăn ngừa sự phát triển và làm sạch vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Kết hợp rượu với cau sẽ càng làm tăng tính sát khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng ê buốt và giúp răng thêm chắc khỏe.

Bạn có thể sử dụng cả cau khô và cau tươi để ngâm làm rượu thuốc. Thông thường, hỗn hợp sau khoảng 40 – 50 ngày ngâm là có thể sử dụng được. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng bằng rượu cau từ 2 đến 3 lần, mỗi lần súc ngậm khoảng 10 phút sẽ đem lại hiệu quả như mong đợi.

Nước lá trầu không

Lá trầu không có vị nồng ấm. Thành phần hóa học chính bên trong gồm chứa eugenol, chavicol, tinh dầu cùng các phenolic khác có khả năng kháng khuẩn, làm thơm miệng tự nhiên.

Một nghiên cứu vào năm 2013 đã cho thấy hợp chất eugenol trong lá trầu không có khả năng ức chế sự tổng hợp glucans không tan trong nước (yếu tố kích thích sự bám dính của vi khuẩn và hình thành mảng bám trên răng). Từ đó giúp làm giảm các vấn đề răng miệng trên đối tượng nghiên cứu là chuột Wistar đực.

Ngoài ra, trong lá trầu không còn có chứa nhiều nước, các muối khoáng như calcium, kẽm,… giúp cho răng, nướu càng thêm chắc khỏe.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị lá trầu không sạch, sau đem đun với nước sôi lấy nước súc miệng. Hoặc cũng có thể đem lá trầu không giã với muối rồi thêm chén rượu trắng là đã có ngay một hỗn hợp súc miệng tốt cho răng lợi và giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt.

Sử dụng sáp ong

Sáp ong hay còn được gọi là keo ong, một sản phẩm có tính kết dính do ong tiết ra. Nghiên cứu đã cho thấy sáp ong có khả năng bất hoạt các enzym do vi khuẩn tiết ra gây hại cho răng, giúp bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.

Một nghiên cứu vào năm 2011 tại Đại học liên bang Maranhão, Brazil đã chỉ ra hợp chất flavonoid và caffeic acid phenethyl ester trong sáp ong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch không đặc hiệu bằng cách kích hoạt các đại thực bào, tăng cường sản xuất kháng thể cùng các chất chống oxy hóa,... Từ đó giúp kháng viêm, kháng khuẩn và bảo vệ răng miệng hiệu quả.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng có thành phần là sáp ong. Bạn có thể tìm mua và sử dụng để hỗ trợ chăm sóc răng miệng một cách dễ dàng.

dieu-tri-e-buot-rang-tai-nha-bang-cac-nguyen-lieu-tu-nhien.webp

Điều trị ê buốt răng tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Cách phòng ngừa tình trạng ê buốt răng

Để tránh bị ê buốt răng, trước hết bạn cần thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng:

  • Lựa chọn loại bàn chải lông mềm và đánh răng đúng cách, kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa sáp ong, lá trầu không, cùi quả cau.
  • Sử dụng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng có tác dụng ngăn ngừa răng nhạy cảm.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm mang tính acid cao như: Sữa chua, cam, chanh, nước uống có gas, đồ ăn cay nóng.
  • Nên đánh răng sau khi ăn xong để giảm sự phá hủy men răng của acid thức ăn.

Ê buốt răng là tình trạng phổ biến nhưng không thể coi thường. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách để có hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh, giúp cho cuộc sống thuận lợi hơn. Nếu cần tư vấn thêm, hãy ghi lại câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, bạn nhé.

>>>XEM THÊM: Viêm chân răng và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/sensitive-teeth#What-causes-sensitive-teeth?

https://www.dentalhealth.org/sensitive-teeth

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3702691/

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng