Dấu hiệu bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị?

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường gây đau và khó chịu cho người mắc. Nếu phát hiện và điều trị sớm, nhiệt miệng có thể được chữa khỏi tương đối dễ dàng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ thông tin đến độc giả về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tốt nhất đối với bệnh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét miệng, còn gọi là loét áp-tơ trong miệng. Các vết loét miệng là những tổn thương nhỏ và nông, xuất hiện ở mô mềm hoặc nướu răng. Loét miệng không xuất hiện trên bề mặt môi và không lây nhiễm.

Thông thường, các vết loét miệng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể tự khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn trọng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với trường hợp vết loét lớn, lâu ngày không khỏi hoặc tái đi tái lại.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Hiện nay, cơ chế bệnh sinh gây nhiệt miệng vẫn chưa rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiệt miệng có thể là sự kết hợp của nhiều tác nhân, bao gồm:

  • Các tổn thương vật lý trong khoang miệng do đánh răng, làm sạch răng miệng, niềng răng hoặc vô tình cắn phải bên trong má.
  • Bỏng do sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống nóng.
  • Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate.
  • Kích ứng với chất hóa học trong kem đánh răng, nước súc miệng hoặc một số thành phần trong thức ăn như socola, cà phê, các loại hạt,...
  • Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng hoặc đồ ăn dễ gây kích ứng niêm mạc.
  • Chế độ ăn thiếu các chất cần thiết như vitamin B12, acid folic, kẽm, sắt.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Tình trạng căng thẳng, stress, chấn thương tinh thần.

an-qua-nhieu-do-an-cay-nong-co-the-gay-nhiet-mieng.webp

Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng có thể gây nhiệt miệng

Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe ở các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng như:

  • Bệnh Celiac: Bệnh lý do rối loạn miễn dịch ở người do không dung nạp gluten, điển hình bởi tình trạng viêm niêm mạc, rối loạn hấp thu ở ruột.
  • Hội chứng Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Hội chứng Behcet: Hội chứng hiếm gặp gây viêm mạch máu trên khắp cơ thể, dẫn đến tình trạng lở loét miệng, da, cơ quan sinh dục.
  • Các bệnh lý miễn dịch: Hệ thống miễn dịch gặp trục trặc gây ra tình trạng nhận diện sai và tấn công các tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc miệng.
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS: Miễn dịch bị suy giảm dẫn đến các tác nhân như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây loét miệng.

>>>XEM THÊM: Vitamin PP chữa nhiệt miệng có hiệu quả không?

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể là vết loét nhỏ, vết loét lớn hoặc tổn thương dạng đám trong nhiệt miệng Herpes.

Nhiệt miệng với vết loét nhỏ

Đây là dạng tổn thương phổ biến nhất, chiếm tới khoảng 80%. Các vết loét nhỏ có đặc điểm:

  • Tổn thương loét nông, riêng biệt, có từ 1-5 vết loét.
  • Hình bầu dục, cạnh thường có màu đỏ và không đều.
  • Đường kính dưới 1cm.
  • Thường tự lành sau 1-2 tuần và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng với vết loét lớn

Tổn thương dạng vết loét lớn ít gặp hơn, thường có các đặc điểm:

  • Kích thước lớn hơn, đường kính 1-3cm.
  • Vết loét thường sâu hơn.
  • Có dạng hình tròn, bờ nổi cao và rõ.
  • Thường rất đau đớn, thời gian lành tổn thương lâu, có thể kéo dài đến 6 tuần và để lại sẹo, thậm chí gây co kéo niêm mạc miệng.

Nhiệt miệng Herpes

Các tổn thương dạng này rất hiếm gặp và thường phát triển ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân không phải do nhiễm virus Herpes. Vết loét trong nhiệt miệng Herpes có đặc điểm:

  • Thường có kích thước rất nhỏ (1-3mm) và mọc thành đám. 
  • Có thể chữa lành sau 1-2 tuần và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng thường không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Khoảng 80% trường hợp nhiệt miệng dưới dạng các vết loét nhỏ và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, các vết loét miệng thường rất đau và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống của bạn.

Trong một số trường hợp, các vết loét miệng lớn và sâu, xảy ra kéo dài hoặc tái đi tái lại có thể là một dấu hiệu bất thường. Các vết loét miệng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh Celiac, hội chứng Crohn, hội chứng Behcet hoặc HIV/AIDS.

nhiet-mieng-gay-dau-don-va-kho-chiu-cho-nguoi-mac.webp

Nhiệt miệng gây đau đớn và khó chịu cho người mắc

Điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Có 2 phương pháp điều trị chính đối với bệnh nhiệt miệng là dùng thuốc hoặc tự chữa tại nhà đối với các vết loét nhẹ. Cụ thể:

Chữa nhiệt miệng bằng thuốc

Thuốc chữa nhiệt miệng thường dùng dưới dạng súc miệng, bôi ngoài da hoặc thuốc dùng đường uống, bao gồm:

  • Các dung dịch súc miệng: Dexamethasone - một loại corticoid có tác dụng giảm đau, kháng viêm; thuốc tê lidocain giúp giảm đau. 
  • Thuốc bôi ngoài da: Các thuốc chứa thành phần benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide và corticoid. Các thành phần này có tác dụng giảm đau và giúp vết loét nhanh lành. Vì vậy, bạn nên sử dụng ngay khi vết loét mới xuất hiện để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Thuốc dùng đường uống: Thuốc bao vết loét sucralfate (carafate), colchicin có tác dụng giảm đau, glucocorticoid đường uống. Thuốc dùng đường uống thường được chỉ định khi các loại thuốc trên không đáp ứng.

Các loại thuốc chữa nhiệt miệng này thường sử dụng trong trường hợp loét nghiêm trọng. Các thành phần trong thuốc chữa nhiệt miệng có tác dụng dược lý mạnh và cần được bác sĩ kê đơn. Bạn không nên tự ý mua và sử dụng. 

Đặc biệt, glucocorticoid là thuốc có rất nhiều tác dụng không mong muốn, nhất là khi dùng đường uống. Vì vậy, đây thường là chỉ định cuối cùng khi nhiệt miệng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

su-dung-thuoc-de-chua-nhiet-mieng.webp

Sử dụng thuốc để chữa nhiệt miệng

Chữa nhiệt miệng tại nhà

Việc điều trị nhiệt miệng tại nhà sử dụng các loại dược liệu rất phổ biến, an toàn. Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như sau: 

Súc miệng hàng ngày: Súc miệng là phương pháp được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị các bệnh lý về răng miệng. Đối với nhiệt miệng, bên cạnh súc miệng bằng nước muối sinh lý, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước súc miệng chứa thành phần có hoạt tính như: Oxy già, nước súc miệng DGL, nước súc miệng Sage. Các loại nước súc miệng này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch vết loét, giúp bệnh nhiệt miệng nhanh lành. 

Chữa nhiệt miệng bằng baking soda: Hòa tan 5g baking soda vào 230ml nước. Sử dụng súc miệng trong 15-30 giây sau đó nhổ ra, thực hiện 2-3 lần/ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa: Dầu dừa chứa acid lauric có tác dụng giảm sưng đau. Có thể thoa trực tiếp lên vết loét hoặc súc miệng bằng dầu dừa nguyên chất trong khoảng 10-15 phút sau đó làm sạch miệng bằng nước ấm. 

Chữa nhiệt miệng bằng sữa chua: Do chứa nhiều vi khuẩn có lợi nên sữa chua giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Bạn nên sử dụng sữa chua đều đặn mỗi ngày, vừa giúp chữa nhiệt miệng lại làm đẹp da và tốt cho sức khỏe.

Chữa nhiệt miệng bằng hoa cúc: Các loại hoa cúc thường dùng chữa nhiệt miệng là cúc La Mã và cúc dại Mỹ Echinacea. Bạn có thể đắp trực tiếp túi trà hoa cúc lên vết loét hoặc súc miệng bằng dung dịch nước hoa cúc, thực hiện 2-3 lần/ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng lá trầu không: Các nghiên cứu đã chứng minh lá trầu không chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng pH, cung cấp chất dinh dưỡng cho nướu lợi. Bạn chỉ cần vò nát lá trầu không, đem nấu cùng nước sôi và sử dụng để súc miệng.

Chữa nhiệt miệng bằng sáp ong: Nguyên liệu này được biết tới như một loại “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Nghiên cứu vào năm 2011 tại Braxin đã cho thấy thành phần dược chất nhóm flavonoid trong sáp ong ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Vì vậy sáp ong được sử dụng rất phổ biến để chữa nhiệt miệng. 

Bạn có thể lựa chọn dung dịch nha khoa chứa sáp ong, lá trầu không để súc miệng hàng ngày chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. 

sap-ong-chua-hoi-mieng-va-nuoi-duong-niem-mac-loi.webp

Sáp ong sử dụng để điều trị nhiệt miệng tại nhà

Cách phòng tránh nhiệt miệng

Bên cạnh việc chữa trị thì phòng tránh nhiệt miệng và ngăn ngừa tái phát cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh hiệu quả, cần lưu ý:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thức ăn dễ gây kích ứng như cà phê, các loại hạt, đồ ăn cay nóng,... Chế độ ăn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B12, acid folic, sắt, kẽm.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn: Đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày và súc miệng từ 1-2 lần/ngày.
  • Sử dụng bàn chải mềm, tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
  • Tránh các tình trạng lo âu, stress.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh nhiệt miệng

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh nhiệt miệng sẽ được giải đáp dưới đây: 

Đối tượng nguy cơ nào dễ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, có một số đối tượng nguy cơ dễ bị nhiệt miệng hơn như:

  • Thanh thiếu niên có nguy cơ mắc nhiệt miệng cao hơn lứa tuổi khác.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Người có tiền sử gia đình thường xuyên bị nhiệt miệng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc một số yếu tố trong môi trường sống.

Có cần thiết phải xét nghiệm để chẩn đoán nhiệt miệng không?

Các xét nghiệm thường không cần thiết để chẩn đoán bệnh nhiệt miệng. Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiệt miệng thông qua khám trực quan các vết loét trong miệng của bạn. Tuy nhiên, nếu các vết loét nghiêm trọng, có thể bạn sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc chẩn đoán bệnh lý liên quan khác như đã đề cập ở trên.

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và các cách chữa trị phổ biến nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng ghi lại câu hỏi hoặc số điện thoại ở bình luận phía dưới để nhận được tư vấn.

>>>XEM THÊM: Top 10 cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả nhất

Link tham khảo:

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/mouth-ulcers 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10945-canker-sores 

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng