Các vấn đề như viêm lợi, viêm chân răng thường dễ xuất hiện và tái đi tái lại. Vậy khi bị viêm lợi phải làm sao để mau khỏi và không bị biến chứng? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi
Viêm lợi có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mảng bám thức ăn thường là vấn đề chính dẫn đến lợi bị viêm.
Viêm lợi do mảng bám
Các mảng bám thức ăn có thể bị kẹt lại tại kẽ chân răng của bạn. Nếu không vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh chưa đúng cách, các mảng bám này sẽ không bị loại bỏ. Lâu ngày, vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo thành cao răng (vôi răng). Cao răng càng nhiều, mức độ viêm càng nặng nề và kéo dài không thuyên giảm. Mảng bám, cao răng khiến lợi bị viêm có màu đỏ, sưng nề và dễ bị chảy máu.
Mảng bám trên các kẽ răng lâu ngày tạo thành cao răng gây viêm lợi
Viêm lợi do nguyên nhân khác
Theo các số liệu thống kê, có đến 90% viêm lợi là do mảng bám thức ăn. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây cũng dẫn đến viêm lợi bạn cần lưu ý:
- Nhiễm khuẩn đường miệng, họng: Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng dẫn đến tình trạng viêm nướu răng khiến lợi bị sưng, thậm chí chảy máu.
- Viêm lợi do bọc răng: Một số trường hợp gặp phải tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ hay trồng răng nhân tạo. Nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch nhận ra tác nhân lạ có trong cơ thể và kích thích phản ứng viêm xảy ra.
- Sự thay đổi nội tiết tố: Thay đổi lượng nội tiết tố ở tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai hay tiền mãn kinh có thể gây ra viêm lợi.
Hút thuốc lá gây ra tình trạng viêm lợi, ố vàng răng
Bị viêm lợi phải làm sao?
Khi phát hiện viêm lợi, bệnh nhân cần lưu ý điều trị sớm. Các phương pháp trị viêm lợi có thể dùng như thủ thuật răng lợi, sử dụng thuốc hay dùng thảo dược.
Sử dụng thuốc điều trị
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị triệu chứng viêm cho bệnh nhân, bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol được ưu tiên dùng nếu bệnh nhân có sốt và đau nhiều.
- Thuốc giảm đau chống viêm: Thường dùng Ibuprofen, Diclofenac.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi có nhiễm khuẩn. Do khoang miệng thường có các vi khuẩn kỵ khí nên dùng phác đồ điều trị vi khuẩn kỵ khí.
Loại bỏ cao răng
Tình trạng cao răng (vôi răng) là nguyên nhân chính dẫn đến viêm lợi. Vì vậy bên cạnh việc điều trị triệu chứng viêm, điều trị nguyên nhân gây viêm lợi là việc cần thiết để bệnh không tái trở lại.
Sau khi lấy cao răng, vùng lợi có thể bị tổn thương đôi chút và chảy máu. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì lợi sẽ mau chóng được hồi phục sau vài ngày.
Loại bỏ cao răng giúp sạch miệng, đỡ viêm lợi
Sử dụng thảo dược để chữa viêm lợi
Từ xưa dân gian đã biết cách dùng nhiều loại thảo dược để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa viêm lợi. Do đó các thảo dược cũng hỗ trợ tốt giúp giảm, ngăn ngừa viêm lợi tái phát.
Các thảo dược, dược liệu dân gian thường dùng chữa hôi miệng có thể kể đến như sáp ong, quả cau, đinh hương, lá trầu không.
Bạn có thể tham khảo các bài thuốc trên hoặc tìm hiểu những sản phẩm dung dịch súc miệng chứa các thành phần đó để dùng chữa viêm lợi.
Viêm lợi có nguy hiểm không?
Rất nhiều người thường có tâm lý chủ quan, xem thường không tiến hành điều trị. Không ít trường hợp viêm lợi lâu ngày gây ra các biến chứng như tụt lợi, viêm lợi có mủ hay mất răng.
Viêm lợi dẫn đến tụt lợi
Viêm lợi dễ gây ra tình trạng sưng và chảy máu chân răng. Tình trạng này diễn biến lâu ngày dẫn đến lợi bị yếu và tụt lợi.
Tụt lợi không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến các bệnh lý về răng khác như buốt răng, viêm chân răng hay sâu răng.
Áp xe lợi
Các ổ viêm không được điều trị từ sớm khi để lâu có thể tạo thành các ổ áp xe. Khi đó tình trạng viêm có thể lan rộng đến các mô, cơ quan khác rất nguy hiểm.
Lung lay răng và rụng răng
Viêm nha chu là biến chứng nguy hiểm khi tình trạng viêm nướu kéo dài mà không được điều trị. Viêm có thể lan đến các ổ xương răng, làm răng lung lay thậm chí rụng răng.
XEM THÊM: VIÊM LỢI có thực sự đáng sợ như bạn nghĩ không? Đọc ngay để biết!
Làm sao để phòng tránh viêm lợi hiệu quả?
Để phòng tránh viêm lợi hiệu quả, bạn cần giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên.
Giữ vệ sinh cho răng miệng của bạn
Cách đơn giản nhất để phòng tránh viêm lợi hàng ngày là vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách.
Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Lưu ý chải răng đúng cách, không chà sát quá mạnh gây tổn thương vùng nướu lợi.
Chải răng mỗi ngày và đúng cách giúp ngăn chặn viêm lợi
Các chuyên gia cũng khuyên rằng nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám tại kẽ răng trước khi đánh răng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch súc miệng thảo dược để nướu lợi khỏe mạnh và hơi thở luôn thơm mát mỗi ngày.
Thay đổi thói quen ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh nói chung cũng như sức khỏe nướu lợi nói riêng, bạn cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm cứng như nhai kẹo cứng, ăn ổi nguyên hạt hay xương sụn để hạn chế tổn thương đến lợi.
Khám sức khỏe răng lợi định kỳ
Cách để hạn chế xảy ra các bệnh về răng lợi hiệu quả là kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ thường xuyên. Khám sức khỏe răng lợi sẽ giúp bạn phát hiện được các bệnh lý sớm để có hướng điều trị thích hợp.
Tóm lại, bệnh viêm lợi có thể xử lý triệt để mà không gây ra biến chứng nếu phát hiện sớm. Vì vậy để răng lợi luôn khỏe mạnh, để có một nụ cười xinh bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng, sử dụng dung dịch súc miệng thảo dược mỗi ngày nhé. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận ở bên dưới để nhận được tư vấn.
XEM THÊM: 10 cách chữa viêm lợi bằng dân gian hiệu quả nhất bạn nên biết