Cách chữa viêm lợi bằng dân gian được nhiều người lựa chọn vì giá rẻ và hiệu quả khá tốt. Bởi nguyên nhân hàng đầu gây viêm lợi chính là vi khuẩn, do đó các loại thảo dược dân gian có khả năng sát khuẩn rất hữu ích trong điều trị. Bạn có thể tham khảo 10 cách chữa viêm lợi theo dân gian sau đây.
Cách chữa viêm lợi bằng dân gian nhờ súc miệng nước muối
Nước muối là chất sát khuẩn tự nhiên, có thể bảo vệ răng miệng trước sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, nước muối ấm còn có khả năng giảm đau do viêm lợi rất hiệu quả. Cách chữa viêm lợi bằng dân gian này được nhiều người áp dụng. Thực hiện như sau:
- Cho 2 thìa muối hạt (khoảng 9 gam) vào 1 lít nước ấm, khuấy đều.
- Súc miệng bằng nước muối và ngậm trong khoảng 30 giây.
- Súc miệng lại bằng nước lọc.
- Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày.
Không nên pha nước muối quá mặn để súc miệng nhằm tránh kích ứng và tổn thương niêm mạc miệng. Tốt nhất là sử dụng nước muối đẳng trương 0.9% để súc miệng.
XEM THÊM: Bị viêm lợi phải làm sao? Dùng dung dịch súc miệng có cải thiện được không?
Sáp ong chữa viêm lợi
Sáp ong chứa thành phần gồm các acid amin, nhóm vitamin B1, A, D, E và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Một nghiên cứu vào năm 2011 tại Brazil đã chứng minh rằng trong sáp ong chứa hoạt chất nhóm flavonoid giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó sáp ong không những hiệu quả trong việc chữa lành các vết bầm tím, viêm sưng mà còn có tác dụng nuôi dưỡng niêm mạc lợi.
Sáp ong chứa flavonoid có khả năng kháng khuẩn
Chữa viêm lợi bằng nha đam
Nha đam không chỉ làm đẹp cho da và tóc mà còn có tác dụng giảm viêm lợi, cầm máu rất tốt. Sau đây là 2 cách chữa viêm lợi bằng nha đam.
Cách 1: Dùng gel nha đam
- Lá nha đam đem rửa sạch, lột bỏ vỏ.
- Lấy gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng lợi viêm.
- Giữ nguyên 5 đến 7 phút.
- Súc miệng lại bằng nước sạch và nhổ bỏ.
Cách 2: Nước súc miệng nha đam
- Lá nha đam đem rửa sạch, lột bỏ vỏ.
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần thịt lá.
- Lấy dịch chiết nha đam súc miệng và ngậm khoảng 10 giây trước khi nhổ bỏ.
Gel nha đam chữa viêm lợi hiệu quả
Rượu cau chữa viêm lợi
Các nghiên cứu cho thấy, hạt cau có tác dụng thanh trùng diệt khuẩn. Trong đông y, hạt cau (binh lang) vị cay, đắng, chát, tính ôn, có tác dụng bảo vệ răng miệng. Sau đây là bài thuốc chữa viêm lợi bằng rượu cau.
Cách 1: Sử dụng quả cau tươi
- Quả cau tươi bổ đôi, tách lấy hạt.
- Ngâm hạt cau tươi với rượu trắng 30 độ (rượu nhạt) với tỷ lệ 1:3 trong bình thủy tinh (tức là 1kg hạt cau tươi ngâm với 3 lít rượu).
- Đậy kín nắp bình và để trong 30 ngày.
Cách 2: Sử dụng hạt cau khô
Nếu nhà bạn có hạt cau khô thì cách thực hiện sẽ đơn giản hơn.
- Hạt cau khô bắc lên bếp đảo qua trong 3 phút, để nguội.
- Ngâm hạt cau với rượu nhạt theo tỷ lệ 1:8 trong vòng 40 ngày.
Với bài thuốc rượu cau, bạn hãy ngậm vào buổi tối sau khi đánh răng xong trong khoảng 5 đến 10 phút rồi nhổ bỏ. Thực hiện như vậy trong vòng một tuần.
Chữa viêm lợi bằng lá lốt
Theo đông y, lá lốt vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm và giảm sưng đau hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn bị viêm lợi có thể tham khảo cách chữa với lá lốt dưới đây:
Cách 1: Làm nước lá lốt súc miệng
- Lấy một nắm lá lốt rửa sạch (khoảng 10 - 20 lá), ngâm với nước muối khoảng 5 - 10 phút.
- Giã nát lá lốt với một ít muối.
- Thêm vào đó một cốc nước đun sôi để nguội.
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt để súc miệng.
Cách 2: Đun lá lốt lấy nước
- Rửa sạch một nắm lá lốt, vò nát và cho vào nồi.
- Đổ vào đó 1 lít nước lọc và nửa thìa muối ăn.
- Đun lửa nhỏ, sau khi sôi để thêm 5 - 7 phút.
- Để nguội, chắt lấy nước để súc miệng, thực hiện ngày 2 - 3 lần.
Chữa viêm lợi bằng nghệ
Nghệ chứa curcumin là chất chống viêm và chống oxy hóa, hỗ trợ rất tốt trong việc tiêu sưng, tiêu viêm, giảm đau ở nướu. Cách thực hiện như sau:
- Trộn một thìa tinh bột nghệ với một thìa mật ong thành hỗn hợp sền sệt.
- Bôi hỗn hợp lên vùng nướu viêm, để yên trong 2 - 3 phút.
- Nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.
Nghệ chứa curcmin giúp cải thiện viêm lợi
Lá trầu cải thiện vấn đề viêm lợi
Theo y học cổ truyền, lá trầu không vị cay, nồng, tính ấm, có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm. Có nhiều cách để chữa viêm lợi bằng lá trầu không:
Cách 1: Lá trầu không rửa sạch rồi giã nát. Đắp trực tiếp lên chỗ nướu viêm, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Cách 2: Lá trầu không đem rửa sạch sau đó vò nát. Cho lá vào nồi, đổ nước ngập, đun lửa nhỏ trong khoảng 10 đến 15 phút. Tắt bếp và cho vào nửa thìa muối hạt, khuấy tan. Súc miệng bằng nước lá trầu không 2 lần/ngày trong khoảng 3 đến 4 ngày.
XEM THÊM: 12 cách trị viêm nướu tại nhà đơn giản và hiệu quả
Chữa viêm lợi bằng đinh hương
Tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, do đó thảo dược này rất hiệu quả để chữa hôi miệng. Có 2 cách để trị hôi miệng bằng đinh hương như sau:
Cách 1: Lấy 3 - 4 nụ hoa đinh hương cho vào miệng nhai nát, ngậm khoảng 5 phút cho hết tinh chất thì nhổ bỏ bã và súc miệng lại bằng nước sạch. Chỉ cần thực hiện mỗi ngày một lần, sau 3 đến 4 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Dùng nước súc miệng chiết xuất từ đinh hương
- Xay nhỏ nụ đinh hương hoặc dùng bột đinh hương.
- Pha bột vừa xay bằng nước ấm.
- Dùng nước pha đinh hương để súc miệng 2 lần sáng tối trong khoảng 3 đến 4 ngày.
Lá ổi giúp viêm lợi mau lành lại
Lá ổi chứa tanin từ lâu đã được sử dụng để kiểm soát viêm lợi và loại bỏ mảng bám. Nước súc miệng lá ổi giúp giảm đau, giảm viêm và làm hơi thở thơm tho.
- Giã nát một nắm lá ổi.
- Cho một cốc nước lọc vào lá đã nghiền.
- Đun nhỏ lửa trong 10 phút.
- Tắt bếp, cho vào nửa thìa muối ăn, để nguội.
- Súc miệng bằng nước đun lá ổi và giữ khoảng 30 giây, thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày.
Lá ổi chứa tanin giúp cải thiện viêm lợi
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện viêm lợi
Những bài thuốc dân gian để chữa viêm lợi kể trên rất hiệu quả tuy nhiên lại tốn khá nhiều công sức để chuẩn bị. Do đó, thay vì phải đun nước thảo dược để súc miệng mỗi ngày thì hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm dung dịch súc miệng chiết xuất từ thiên nhiên tiện sử dụng.
Trong đó, nước súc miệng chứa thành phần chính là sáp ong và các dược liệu có tính kháng khuẩn khác sẽ rất tốt cho răng miệng của bạn. Bởi vì sáp ong chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất có công dụng nuôi dưỡng niêm mạc lợi còn các thảo dược mang tính kháng khuẩn sẽ làm giảm viêm, giảm sưng đau. Hai vị dược liệu này kết hợp với nhau sẽ tạo ra tác dụng kép giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng miệng của bạn tốt hơn.
Trên đây là tất cả các cách chữa viêm lợi bằng phương pháp dân gian. Bạn có thể áp dụng thử 2 hoặc 3 cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận phía bên dưới sẽ nhận được tư vấn.