VIÊM LỢI có thực sự đáng sợ như bạn nghĩ không? Đọc ngay để biết!

Viêm lợi đang trở thành bệnh lý răng miệng phổ biến toàn cầu, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người lo lắng tìm mọi cách khắc phục nhưng đều không thành công. Vậy đâu là tia hy vọng tốt nhất dành cho người viêm lợi hiện nay? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây!

Vai trò của lợi đối với sức khỏe răng miệng

Lợi là một phần của lớp mô mềm bao phủ trong miệng, nó bao quanh và giữ kín răng. Còn răng là một phần phụ cứng nằm trong khoang miệng có chức năng nghiền và xé thức ăn. Răng và lợi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống như cây và đất, răng giống như cây, còn lợi giống như “bồn đất”, giúp nâng đỡ cho cây, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Răng và lợi cũng vậy, so với các mô mềm bao quanh môi và má, hầu hết các mô lợi đều dính chặt vào khung xương bên dưới, giúp chúng chống lại sự ma sát của thức ăn và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho răng. Do đó, khi lợi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự bền vững của răng. Nhiều người thường chủ quan bỏ qua khâu chăm sóc nướu lợi, mà không biết rằng, đó là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,...

Viêm lợi là gì?

Theo thống kê, có đến 80% dân số mắc bệnh viêm lợi, chỉ khác nhau ở mức độ nặng nhẹ. Viêm lợi (viêm nướu) là khi vệ sinh răng miệng kém, thức ăn tạo thành mảng bám trên răng làm kích ứng, gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Thứ hai là do dinh dưỡng cung cấp nuôi dưỡng nướu, lợi kém, cũng dẫn đến lợi bị viêm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tổn thương đến lợi, khiến bệnh chuyển sang giai đoạn hôi miệng, đau lợi, chảy máu chân răng, nặng hơn là rụng răng.

Viêm lợi thường chia làm hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu: Lợi có thể bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng.

Giai đoạn hai: Lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh răng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu, gây đau nhức, sưng má, răng miệng có mùi hôi khó chịu. Khi bị viêm lâu ngày, lợi sẽ tụt xuống làm cho chân răng lộ ra ngoài trở nên lỏng lẻo, cuối cùng rụng ra.

Nguyên nhân gây viêm lợi

Viêm lợi không chỉ khiến cho răng bị tổn thương mà còn gây nên nhiều tác động đến sức khỏe. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm lợi là gì sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản, từ đó áp dụng cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.

- Nguyên nhân gây viêm lợi cơ bản nhất là do chưa chú ý vệ sinh răng miệng. Bởi khi các mảng bám thức ăn tồn đọng nhưng không được làm sạch, sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công đến tận chân răng và sản sinh các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo hơn gây ra viêm lợi.

- Dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu dưỡng chất nuôi nướu, lợi cũng gây ra tình trạng viêm. Một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Điển hình là việc thiếu vitamin C dễ gây đến hiện tượng viêm lợi do sức đề kháng giảm.

- Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cho giảm khả năng đề kháng đối với cơ thể và viêm lợi có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không tốt.

- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm cũng khiến hàm răng lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Giảm tiết nước bọt: Một số thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc bệnh lý có thể làm giảm việc tiết nước bọt, gây khô miệng. Điều này tạo điều kiện cho các mảng bám răng và cao răng tích tụ dễ dàng hơn. Sự tích tụ này cũng làm tăng nguy cơ sâu răng. Hơn nữa, ở một số người cao tuổi, khi lợi và răng không khít, thức ăn và các mảng bám của răng sẽ tồn đọng tại đây.

Viêm lợi và cách chữa trị an toàn hiệu quả nhất?

Khi có dấu hiệu bệnh lý, bạn đừng mất thời gian tìm kiếm nguyên nhân gây viêm lợi mà nên khẩn trương đến cơ sở nha khoa thăm khám. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.

+ Trường hợp viêm lợi nhẹ

    Áp dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà như súc miệng nước muối, trà xanh….

    Lấy cao răng, làm sạch vi khuẩn mảng bám giúp nướu bị tổn thương nhanh khôi phục và ôm sát chân răng

    Kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh hỗ trợ chống viêm và giảm các hiện tượng đau răng, sưng tấy.

Lấy cao răng thường xuyên giúp loại bỏ mảng bám

+ Trường hợp bị viêm lợi nặng

   Làm sạch cao răng dưới nướu cũng như những túi vi khuẩn giữa lợi và răng, kết hợp dùng kháng sinh. 

   Phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương và có thể gần ghép thêm vạt nướu để tránh tình trạng tụt răng và lung lay chân răng.

Thực tế, khi biết được nguyên nhân bị viêm lợi thì việc điều trị không quá khó khăn nhưng điều quan trọng là bạn cần thực hiện thăm khám sớm, tránh trường hợp viêm lợi phát triển thành viêm nha chu.

+ Cách tốt nhất là bạn nên tự bảo vệ răng tại nhà bằng cách chải răng đúng cách ngày 2-3 lần sau bữa ăn.

+ Nên đánh răng xoay tròn ở các mặt phía ngoài của răng để tránh làm tổn thương lợi và men răng.

+ Dùng nước muối để súc miệng, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như hạn chế đau nhức do viêm lợi gây ra.

+ Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng được coi là cách phòng tránh bệnh răng miệng hiệu quả.

Minh My



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng