Loét miệng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người bị loét miệng gặp một số vấn đề trong ăn uống hàng ngày và khi nói chuyện. Nếu không áp dụng cách trị loét miệng khoa học có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với độc giả 8 cách điều trị loét miệng nhanh và hiệu quả nhất hiện nay.
Loét miệng có nguy hiểm không?
Nhìn chung, loét miệng rất hiếm khi gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Loét miệng là những tổn thương nhỏ, nông, xuất hiện trên các mô mềm trong miệng hoặc ở đáy nướu răng.
Khác với mụn rộp ở môi, vết loét không xuất hiện trên bề mặt môi và chúng không lây nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng này thường gây đau và có thể khiến người mắc gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện.
XEM THÊM: [Giải đáp] Những nguyên nhân nhiệt miệng thường gặp nhất
8 cách trị loét miệng nhanh, hiệu quả nhất
Các phương pháp chữa loét miệng nhanh chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng đau rát và đẩy nhanh tốc độ liền vết loét. Các cách trị loét miệng hiệu quả bao gồm:
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong được biết đến nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Đã có nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng mật ong nguyên sáp có công dụng làm giảm cơn đau do loét miệng, hạn chế sự lan rộng của vết loét. Ngoài ra, sử dụng mật ong nguyên sáp cho người bị loét miệng còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, làm dịu da, giảm hiện tượng kích ứng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Thoa mật ong lên vết loét với tần suất 4 lần/ngày cho đến khi tình trạng loét miệng được cải thiện rõ rệt.
- Cách 2: Ngậm 1 miếng nhỏ sáp ong còn chứa mật trong miệng khoảng 5 phút cho các hoạt chất từ mật và sáp ong tiếp xúc với vết loét rồi nhả bã.
Lưu ý: Việc lựa chọn mật ong để sử dụng vô cùng quan trọng. Nên sử dụng mật ong ít qua xử lý vì điều này có thể làm mất các thành phần dưỡng chất, mất đặc tính chữa bệnh.
Dùng sáp ong trị loét miệng
Nước muối trị loét miệng tại nhà
Nước muối sinh lý có tác dụng tạo ra môi trường khiến cho vi khuẩn khó phát triển hơn. Đồng thời, nước muối còn có công dụng đẩy nhanh tốc độ liền vết loét ở khoang miệng. Do đó, trong các trường hợp bị loét miệng, bác sĩ thường sẽ khuyên người bệnh súc miệng bằng nước muối như một cách để cải thiện tình trạng hiệu quả tại nhà.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cà phê muối vào 1/2 cốc nước ấm.
- Ngậm nước muối trong miệng trong ít nhất 15 giây và nhổ ra.
- Lặp lại vài giờ một lần.
Lưu ý: Không được chà trực tiếp muối lên vết loét vì điều này có thể khiến cho miệng vết loét to ra, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
XEM THÊM: Bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì? Cách bổ sung hiệu quả
Trị nhiệt miệng bằng lá trầu không
Lá trầu không có hàm lượng tinh dầu khoảng 2%, trong đó hầu hết là các hợp chất tecpen và dẫn xuất của phenol. Các thành phần này mang lại tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện bệnh lý về răng miệng.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch hết bụi bẩn, loại bỏ lá héo, hỏng.
- Đun sôi nhanh trong 5 phút rồi lấy nước súc miệng.
- Súc miệng 2 lần/ngày cho đến khi không còn loét miệng.
Lưu ý: Không đun sôi quá lâu vì tinh dầu trong lá trầu không rất dễ bay hơi, làm giảm hiệu quả khi sử dụng.
Lá trầu không tốt cho người bị nhiệt miệng
Baking soda chữa nhiệt miệng
Baking soda có thành phần là muối natri bicarbonat làm tăng pH của khoang miệng. Điều này hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn đường miệng, giúp vết loét nhanh lành hơn.
Nguyên liệu:
- Baking soda.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cà phê baking soda vào 1/2 cốc nước.
- Súc miệng từ 15 đến 30 giây, sau đó nhổ ra.
- Lặp lại vài giờ một lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Nước súc miệng giúp nhanh lành vết loét
Hiện nay, nước súc miệng ngày càng trở nên phổ biến bởi hiệu quả mà nó mang lại. Các loại nước súc miệng có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, làm hơi thở thơm mát hơn. Bạn nên ưu tiên lựa chọn nước súc miệng chứa các thành phần thiên nhiên như chiết xuất lá trầu không, chiết xuất sáp ong vì tình an toàn.
Cách thực hiện: Súc miệng với dung dịch nước súc miệng 2 lần/ngày, trước và sau khi ngủ. Sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa loét miệng và tăng cường sức khỏe răng miệng.
Nước súc miệng giúp nhanh lành vết loét miệng
Uống vitamin cải thiện tình trạng loét miệng
Các nghiên đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt vitamin là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng. Do đó, bổ sung vitamin thông qua thực phẩm chức năng hoặc nhờ chế độ ăn được khuyến nghị cho người bị loét miệng. Khi nhu cầu vitamin của cơ thể được đáp ứng đủ thì vết loét cũng sẽ được cải thiện.
Cách thực hiện: Tăng cường bổ sung các loại vitamin nhóm B2, B3, B7, vitamin C từ thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, hoa quả hoặc thực phẩm chức năng chứa thành phần vitamin tương tự.
Dầu dừa trị nhiệt miệng
Dầu dừa chứa axit capric và axit lauric, có tác dụng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, giúp chữa lành các vết loét nhanh hơn.
Cách thực hiện:
- Bôi một lượng dầu dừa vào vết loét 3-4 lần/ngày.
- Lấy 1 muỗng canh dầu dừa, ngậm trong miệng 20 giây trước khi nhổ ra. Sử dụng mỗi buổi sáng để phòng ngừa loét miệng.
Dầu dừa trị nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc
Hoa cúc là loại thảo dược thường được sử dụng để chữa lành vết thương và giảm đau. Hoa cúc để làm trà thường chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và khử khuẩn là: Azulene và levomenol.
Nguyên liệu: Trà hoa cúc (ở dạng túi lọc).
Cách thực hiện:
- Ngâm túi trà hoa cúc trong nước ấm khoảng 5 phút rồi đắp lên vết loét. Để yên trong 2-3 phút.
- Phần nước pha trà có thể tận dụng để súc miệng.
- Lặp lại điều trị ba đến bốn lần mỗi ngày.
Khi nào loét miệng cần đi gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng loét miệng của bạn không đáp ứng với các biện pháp điều trị tại nhà, hãy tìm đến bác sĩ để nhận được lời khuyên và đơn thuốc.
Liên hệ cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Vết loét kéo dài trong 14 ngày hoặc lâu hơn.
- Vết loét phát triển về kích thước hoặc lớn bất thường.
- Thường xuyên bùng phát vết loét.
- Đau dữ dội.
- Vết loét trên môi.
- Sốt.
Cách ngăn ngừa loét miệng
Một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến người bệnh nhiều nhất chính là khả năng tái phát loét miệng. Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát loét miệng, người bệnh cần có các biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp như:
- Tránh thức ăn gây kích ứng niêm mạc miệng, bao gồm thức ăn có tính axit, cay nóng.
- Chải răng bằng bàn chải lông mềm sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
- Tránh các sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
- Duy trì chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm.
- Tập thể dục duy trì sức khỏe tổng thể, giảm stress.
- Hạn chế rượu bia và thuốc lá.
Bài viết đã giới thiệu đến độc giả 8 cách trị loét miệng hiệu quả nhất hiện nay. Nếu còn câu hỏi nào về chủ đề này, hãy để lại bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách cụ thể nhất.