TOP 9 sản phẩm và thuốc chữa hôi miệng nên sử dụng hiện nay

Hôi miệng thường là một dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng khác hoặc miệng quá khô. Hôi miệng được đặc trưng bởi mùi hôi khó chịu trong miệng và ảnh hưởng đến cuộc sống, giao tiếp của người bệnh. Vậy, khi gặp tình trạng này, nên sử dụng những loại thuốc chữa hôi miệng nào? Cần lưu ý gì khi chữa hôi miệng? Cùng theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Các loại thuốc chữa hôi miệng theo nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho vi khuẩn tích tụ và gây hôi miệng. Ví dụ như:

  • Các bệnh lý y khoa khác: Viêm nhiễm, u bướu cổ, phổi, miệng, họng, trào ngược dạ dày. Những bệnh này có triệu chứng là hôi miệng do các vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Thức ăn bị mắc kẹt tại các kẽ răng: Đây cũng là một nguyên nhân tác động và khiến cho vi khuẩn tích tụ lại trong khoang miệng nhiều hơn.
  • Các vấn đề nha khoa khác: Bệnh nha chu, mảng bám, vôi răng, bựa lưỡi (thường xuất hiện ở mặt sau của lưỡi) cũng là một trong những nguyên nhân làm tích tụ vi khuẩn và gây hôi miệng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn sẽ được bác sĩ/dược sĩ hướng dẫn sử dụng những loại thuốc chữa hôi miệng phù hợp. Cụ thể như sau:

Thuốc kháng sinh Spiramycin

Kháng sinh Spiramycin thường được sử dụng như một loại thuốc chữa hôi miệng với trường hợp do viêm nha chu gây ra. Spiramycin có tác dụng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn tụ liên cầu, vi khuẩn gram dương trong khoang miệng. Từ đó giúp hạn chế được tình trạng viêm nha chu và hôi miệng.

Tuy vậy, việc sử dụng Spiramycin có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc bị buồn nôn, nôn mửa. Một số trường hợp có thể xuất hiện dị ứng như ngứa, nổi mề đay, phát ban, sưng mặt, miệng, môi, cổ họng.

spiramycin-la-thuoc-chua-hoi-mieng-co-nguyen-nhan-tu-viem-nha-chu.webp

Spiramycin là thuốc chữa hôi miệng có nguyên nhân từ viêm nha chu

Thuốc kháng sinh Metronidazol

Tương tự như Spiramycin, Metronidazol cũng là một loại thuốc kháng sinh sử dụng để giảm tình trạng viêm nha chu. Do đó, Metronidazol cũng được xem là một loại thuốc chữa hôi miệng do nguyên nhân này gây ra. Metronidazol sẽ tác động và tiêu diệt các loại vi khuẩn kỵ khí mạnh và giảm tình trạng viêm, hôi miệng.

Metronidazol thường được sử dụng phối hợp với Spiramycin. Tuy vậy, vì là dòng thuốc kháng sinh, Metronidazol cũng có thể gây ra các tác dụng phụ tương tự với Spiramycin. Vì vậy, cần thận trọng khi dùng.

Thuốc kháng sinh Clarithromycin

Đây là loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp trên, viêm loét dạ dày, tá tràng,... Do đó, Clarithromycin cũng có thể được xem là một loại thuốc chữa hôi miệng nếu nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý này.

Clarithromycin cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng), ứ mật, viêm đại tràng màng giả. Bạn cũng có nguy cơ nổi mề đay, ngứa, phát ban,... nếu bị dị ứng với thuốc.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Những phương pháp điều trị nội khoa trong bệnh trào ngược dạ dày cũng có thể được sử dụng với vai trò là thuốc chữa hôi miệng. Ví dụ như các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để giảm các triệu chứng do axit dịch vị dạ dày gây ra, trong đó có hôi miệng. Tuy nhiên, các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở người sử dụng.

Một số loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được dùng như:

  • Omeprazole: Tác dụng ức chế dạ dày bài tiết axit mạnh, từ đó nâng pH dịch vị, giúp giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày.
  • Lansoprazole: Là dòng thuốc ức chế bơm proton thế hệ 2. Cơ chế tác dụng tương tự các loại thuốc khác thuộc nhóm này.
  • Rabeprazole: Có tác dụng mạnh hơn so với Omeprazole trong ức chế axit, giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Esomeprazole: Ức chế tiết axit thông qua đồng phân quang học S trong công thức thuốc. 

mot-so-loai-thuoc-giup-chua-hoi-mieng-nhom-uc-che-proton-ppi.webp

Một số loại thuốc giúp chữa hôi miệng nhóm ức chế proton (PPI) 

Một số sản phẩm giảm hôi miệng khác

Ngoài các loại thuốc trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm giúp hỗ trợ thuốc giảm hôi miệng tốt hơn. Ví dụ như:

Dung dịch nha Nutridentiz

Nutridentiz là sản phẩm bạn nên sử dụng hàng ngày. Thành phần chính của Nutridentiz bao gồm dịch chiết sáp ong trong cồn, chiết xuất cùi quả cau,  chiết xuất vỏ rễ chay, chiết xuất lá trầu không, Sodium Benzoate.

Công dụng: Dung dịch nha Nutridentiz khi sử dụng hàng ngày giúp làm sạch, thơm, dịu mát miệng, khử mùi hôi với các trường hợp mắc bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm niêm mạc miệng,... Ngoài ra, dung dịch cũng góp phần giúp răng chắc khỏe hơn, ngừa các vi khuẩn gây viêm niêm mạc miệng, viêm lợi..

Cách dùng: Sử dụng từ 15 - 30 ml/lần. Trường hợp chưa quen vị cay của dung dịch có thể pha loãng trước khi dùng với nước lọc.. Dùng đều đặn 2 lần/ngày, ngậm 30s rồi mới nhổ bỏ.

Giá bán tham khảo: 132.000 đồng/chai 250ml.

dung-chung-nutridentiz-voi-cac-thuoc-chua-hoi-mieng-khac-de-hieu-qua-hon.webp

Dùng chung Nutridentiz với các thuốc chữa hôi miệng khác để hiệu quả hơn

Viên uống Breath Pearls

Breath Pearls (Úc) là một trong số ít sản phẩm giúp hỗ trợ chữa hôi miệng được bào chế dưới dạng viên uống. Thành phần chính của thuốc chữa hôi miệng Breath Pearls là tinh dầu bạc hà và tinh dầu hạt mùi tây.

Công dụng: Giảm tình trạng khô miệng, kích thích tuyến nước bọt, giữ ẩm khoang miệng, từ đó giúp giảm hôi miệng.

Cách sử dụng: Sử dụng từ 1 – 3 lần/ngày, mỗi lần dùng từ 1 – 3 viên. Bạn có thể nhai hoặc nuốt thuốc cùng với nước ấm đều được. Tuy nhiên, không nên ngậm thuốc.

Giá bán tham khảo: 300.000 đồng/hộp 50 viên.

Viên uống Detoxic

Viên uống chữa hôi miệng Detoxic được sản xuất tại Nga. Thành phần chính của viên uống chữa hôi miệng Detoxic được chiết xuất từ đinh hương, hoa thảo mộc, thảo mộc redroot.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị hôi miệng. Ngoài ra, viên uống Detoxic còn có công dụng giúp chống lại vi khuẩn, kí sinh trùng trong khoang miệng. Từ đó có thể hỗ trợ giảm chảy máu chân răng, nhiệt miệng, ngăn mùi hôi tái phát. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, viên uống chữa hôi miệng này có mang lại hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, cách dùng, thời gian dùng.

Cách sử dụng: Sử dụng 1 viên/lần, ngày dùng 2 – 3 lần. Uống trước bữa ăn 30 phút. Bên cạnh sử dụng viên uống chữa hôi miệng Detoxic, bạn có thể dùng kèm với nước súc miệng, dung dịch nha Nutridentiz để giúp đem lại hiệu quả hơn.

Giá bán tham khảo: 350.000 đồng/hộp 20 viên.

Nước súc miệng Therabreath Plus

Nước súc miệng Therabreath Plus (Mỹ) được sản xuất dưới dạng dung dịch. Thành phần chính của Therabreath Plus là OXYD-8, PEG-12, ngoài ra kèm theo một số thành phần thảo dược khác.

Công dụng: Giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, viêm lợi, khắc phục tình trạng rối loạn vị giác.

Cách sử dụng: Sử dụng 1 nắp chai/lần, súc miệng trong 30s sau đó nhổ bỏ. Cần lắc đều dung dịch trước khi dùng, mỗi ngày sử dụng 2 lần (sáng và tối). Lưu ý, sau khi dùng xong, bạn cần đợi từ 10 – 15 phút mới được bắt đầu ăn/uống các loại thực phẩm khác.

Giá bán tham khảo: 560.000 đồng/lọ 473ml.

nuoc-suc-mieng-therabreath-plus-co-the-ho-tro-tinh-trang-roi-loan-vi-giac.webp

Nước súc miệng TheraBreath Plus có thể hỗ trợ tình trạng rối loạn vị giác

Nước xịt hôi miệng Nuskin AP24

Nuskin AP24 là một sản phẩm hỗ trợ xịt thơm miệng. Thành phần nổi bật của Nuskin AP24 chính là chất nhũ tương được kết hợp với Dimethicone cao phân tử. Ngoài ra, sản phẩm còn bao gồm hoạt chất bề mặt Poloxamer 407 và Poloxamer 338.

Công dụng: Giúp ngăn ngừa mảng bám, giảm hôi miệng tức thời ngay khi sử dụng nhưng không có tác dụng lâu dài.

Cách dùng: Xịt 3 lần vào khoang miệng ngay sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào bạn cần có hơi thở thơm tho.

Giá tham khảo: 429.000 đồng/lọ 30ml.

Những lưu ý cần biết trong điều trị hôi miệng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để cải thiện chứng hôi miệng. Bao gồm:

Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày

Bạn nên thực hiện đánh răng vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được những mảng tích tụ, vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn cần lưu ý thêm:

  • Nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua.
  • Chải kỹ mặt trước, mặt trên của lưỡi, mặt sau của răng.
  • Hãy chia khoang miệng của bạn thành 4 phần bao gồm phía trên bên trái, phía trên bên phải, phía dưới bên trái, phía dưới bên phải. Chải kỹ, ít nhất 30s/phần.
  • Phần nướu nên dùng bàn chải chải nhẹ nhàng dọc theo đường viền nướu, điều này sẽ tránh làm tổn thương mô nhạy cảm trong miệng.
  • Không dùng sức quá mạnh khi đánh răng, điều này có thể khiến cho lớp men bảo vệ của răng bị phá hỏng.

Dùng chỉ nha khoa hàng ngày

Bạn nên dùng chỉ nha khoa cùng với mỗi lần chải răng, 1 lần buổi sáng và 1 lần buổi tối. Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mùi hôi miệng ở giữa kẽ răng mà việc đánh răng không loại bỏ được.

Dùng dung dịch nha khoa/nước súc miệng

Để giảm thiểu việc phải dùng thuốc tây và nguy cơ bị tác dụng phụ, bạn nên sử dụng các loại dung dịch nha khoa, nước súc miệng hàng ngày. Những sản phẩm này sẽ giúp loại bỏ được mảng bám còn thừa trong miệng, bổ sung florua cho răng lợi.

su-dung-nuoc-suc-mieng-thuong-xuyen-giup-giam-tinh-trang-hoi-mieng.webp

Sử dụng nước súc miệng thường xuyên giúp giảm tình trạng hôi miệng

Uống đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng miệng bị quá khô và dẫn đến hôi miệng. Lượng nước khuyến cáo cho mỗi người sẽ bằng 0.04 lít x số cân nặng của bạn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây hôi miệng. Ví dụ như tỏi, hành, thức ăn cay, café, rượu, đường, sản phẩm bơ sữa,… Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giúp giữ hơi thở thơm tho hơn như hoa quả, rau, kẹo cao su không đường.

Bỏ thuốc lá

Thuốc lá có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Đây cũng  là một trong những tác nhân góp phần gây tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng sẽ gây ra các bệnh răng miệng khác.

Khám răng miệng định kỳ

Ít nhất 6 tháng/lần, bạn cần thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa, phát hiện sớm những tác nhân gây hôi miệng và nhiều bệnh lý răng lợi khác.

Trên đây là danh sách một số thuốc chữa hôi miệng bạn nên tham khảo. Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tham khảo:

https://www.medicinenet.com/bad_breath/article.htm

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17771-bad-breath-halitosis

https://www.drugs.com/slideshow/bad-breath-be-gone-1100

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bad-breath/diagnosis-treatment/drc-20350925

https://www.drugs.com/slideshow/bad-breath-be-gone-1100

https://www.smilesbydixon.com/how-to-cure-bad-breath-in-7-easy-steps

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng