Hôi miệng nặng phải làm sao để nhanh khỏi?

Hôi miệng nặng là bệnh lý không phải của riêng ai, nó gây khó chịu, tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, hôi miệng nặng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn biết rõ được nguyên nhân. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp nguyên nhân và phương hướng điều trị chứng hôi miệng nặng!

Hôi miệng nặng là gì?

Hôi miệng nặng là tình trạng miệng của bạn phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi giao tiếp hàng ngày mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ. Tình trạng này gặp ở mọi lứa tuổi và xếp thứ 3 trong các bệnh răng miệng chỉ sau sâu răng và viêm nha chu. Hôi miệng nặng thường gặp ở những người bị hôi miệng lâu năm.

hoi-mieng-nang-xep-thu-3-trong-cac-benh-ve-rang-mieng.webp

Hôi miệng nặng xếp thứ 3 trong các bệnh về răng miệng

Hôi miệng nặng không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng. Tình trạng này khiến bạn gặp khó khăn và tự ti khi giao tiếp hàng ngày. Tình trạng hôi miệng nặng này còn cảnh báo bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe nhất định. 

Nguyên nhân gây hôi miệng nặng

Tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân gây ra dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Phần lớn nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý răng miệng khác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng nặng như:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi vệ sinh răng miệng kém khiến thức ăn thừa, mảng bám trong khoang miệng tích tụ sẽ là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra hơi thở có mùi. Không những thế, mảng bám còn khiến nướu dễ bị viêm nhiễm, gây hôi miệng nặng.

Lạm dụng thuốc lá

Các thành phần có trong thuốc lá khiến răng vàng ố, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây khô miệng. Khi gặp tình trạng khô miệng, nước bọt tiết ra ít tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây hôi miệng nặng. 

Ăn các loại thực phẩm nặng mùi

Đây chỉ là nguyên nhân tạm thời, tuy nhiên nếu để lâu dễ gây hôi miệng nặng. Các loại thực phẩm như: Hành, tỏi, phô mai, rượu bia, cafe, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều đường… khi phân hủy trong khoang miệng sẽ gây hơi thở có mùi.

toi-hanh-la-nhung-thuc-pham-gay-hoi-mieng-nang.webp

Tỏi, hành là những thực phẩm gây hôi miệng nặng

Các bệnh lý răng miệng gây hôi miệng nặng

Hôi miệng có thể do các bệnh lý răng miệng khác như:

  • Các bệnh lý viêm nhiễm: Viêm quanh răng, viêm nướu, viêm nha chu… sẽ hình thành các ổ viêm khiến thức ăn thừa dễ mắc lại. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn tấn công, gây hôi miệng nặng.
  • Bệnh sâu răng: Đây là bệnh lý hàng đầu về răng miệng, chúng tạo thành các lỗ to hoặc nhỏ, dễ làm thức ăn đọng lại khi ăn uống. Nếu thức ăn thừa không được xử lý, theo thời gian gây hơi thở có mùi đồng thời khiến bệnh sâu răng càng trầm trọng hơn.
  • Một số bệnh lý ác tính liên quan đến xương hàm: Viêm tủy xương, u men xương hàm hay viêm ô răng khôn… cũng gây hôi miệng nặng.

Các bệnh lý cơ thể khác

Hôi miệng có tới 10% nguyên nhân không từ bệnh răng miệng mà liên quan đến các vấn đề sức khỏe của cơ thể như ung thư, đường hô hấp:

  • Bệnh lý liên quan đến phổi: Các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi… do phổi bị tổn thương, một lượng lớn dịch nhầy sẽ tích tụ lại tại vị trí này, theo hơi thở thoát ra ngoài.
  • Hôi miệng dạ dày: Các tình trạng bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… khiến thức ăn tiêu hóa không thuận lợi, đọng lại ở dạ dày gây hôi miệng nặng.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… cũng gây tình trạng hôi miệng nặng do vòm họng hình thành chất nhầy có mùi hôi. Do vị trí nằm ngay miệng nên gây hôi miệng nặng.
  • Suy giảm chức năng gan: Do gan phân giải độc tố của thức ăn kém hơn, dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao, gây khiến hôi miệng nặng.

hoi-mieng-da-day-do-tieu-hoa-khong-thuan-loi.webp

Hôi miệng dạ dày do tiêu hóa không thuận lợi

Cách chữa hôi miệng nặng hiệu quả và nhanh chóng

Bệnh hôi miệng nặng hoàn toàn có thể loại bỏ nếu bạn biết rõ được nguyên nhân và từ đó lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh có phương pháp điều trị như sau:

  • Chế độ vệ sinh răng miệng khoa học: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại do đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt răng. Thực hiện chải lưỡi hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, vi nấm tích tụ trên bề mặt lưỡi, đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc khô miệng. 
  • Điều trị các bệnh lý của cơ thể về đường tiêu hóa, phổi, tiểu đường, suy gan, suy thận… từ đó tình trạng hôi miệng sẽ giảm bớt theo thời gian.
  • Cần hạn chế hoặc không ăn các loại thực phẩm nặng mùi như: Hành, tỏi, thực phẩm chứa nhiều đường, cafe, thuốc lá… Ăn sáng với thức ăn thô có thể giúp làm sạch mặt sau của lưỡi.
  • Tránh tình trạng khô miệng: Uống thật nhiều nước, tránh hút thuốc và rượu. Nhai kẹo cao su giúp kích thích sản xuất nước bọt. 
  • Sử dụng thảo dược: Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược vừa lành tính vừa đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Trong đó phải kể tới sáp ong vừa có khả năng chống viêm, vừa ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, tiêu diệt vi nấm trong khoang miệng. Một số trường hợp còn có hiệu quả cao hơn thuốc kháng nấm. Chính vì vậy, sáp ong có công dụng điều trị và tiêu diệt virus, vi khuẩn ở khoang miệng, từ đó ngăn ngừa, điều trị các bệnh răng miệng, cải thiện tình trạng hôi miệng nặng.

sap-ong-giup-cai-thien-hoi-mieng-nang-nhanh-chong.webp

Sáp ong giúp cải thiện hôi miệng nặng nhanh chóng

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng hôi miệng nặng. Mong rằng bạn đọc sẽ áp dụng những mẹo trên hiệu quả, giữ cho mình một hơi thở thật thơm tho, sảng khoái. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng bình luận phía dưới để nhận được tư vấn tốt nhất.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng