Răng sâu nặng, dấu hiệu và cách trị hiệu quả nhất

Sâu răng nặng là tình trạng răng sâu vào tủy, gây ra tình trạng viêm tủy và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Vậy làm sao để điều trị răng sâu nặng? Có những cách nào phòng ngừa sâu răng hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Các mức độ sâu răng

Sâu răng được chia thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng tương ứng với quá trình diễn tiến bệnh, bao gồm: Sâu men răng, sâu ngà răng và sâu đến tủy răng.

Sâu men răng

Men răng là lớp bảo vệ ở ngoài cùng của răng. Sâu men răng là tình trạng sâu răng nhẹ nhất. Nhiều người chủ quan vì chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu. Lúc này, bề mặt răng xuất hiện các vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu nâu, đen. Do men răng mất khoáng vì hoạt động lên men tạo axit của vi khuẩn khiến bề mặt răng bị ăn mòn.

Sâu ngà răng

Sâu ngà là giai đoạn thứ hai, các lỗ sâu răng to ra và sâu hơn. Ngà răng mềm hơn men răng, do đó tốc độ sâu răng cũng tiến triển nhanh hơn. Do trong ngà răng chứa dây thần kinh nên dù mới chớm sâu cũng đã có cảm giác đau với những kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào,...

Sâu tủy răng

Tủy răng là phần lõi của răng, được bao bọc xung quanh bởi lớp ngà. Khi sâu răng không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tấn công tủy răng gây viêm tủy răng cấp tính. Lúc này răng đã sâu ở mức độ nặng. Tủy răng là mô liên kết giàu mạch máu và dây thần kinh nên dễ bị viêm, xung huyết, hoại tử, gây đau đớn cho người bệnh.

sau-rang-duoc-chia-thanh-cac-muc-do-tu-nhe-den-nang.webp

Sâu răng được chia thành các mức độ từ nhẹ đến nặng

Hậu quả của răng sâu nặng

Sâu răng ăn đến tủy răng làm người bệnh dễ bị đau buốt bởi các kích thích hay khi thức ăn lọt vào lỗ sâu mỗi khi ăn uống. Điều này khiến họ luôn trong tình trạng mất ăn mất ngủ vì cơn đau hoành hành. Nếu không được điều trị sớm, các tổn thương do răng sâu nặng sẽ trầm trọng hơn, gây viêm tủy, chết tủy, áp xe răng

Lúc này bệnh nhân đau răng dữ dội, có thể kèm theo sốt, sưng mặt và phải dùng đến thuốc giảm đau cũng như can thiệp y tế. Sâu răng nặng còn dẫn đến vỡ răng, gãy răng ngang gốc, gây mất răng. Do đó bạn nên chủ động khám và điều trị nha khoa càng sớm càng tốt.

Cách trị răng sâu nặng hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào mức độ nặng và vị trí của răng sâu mà các nha sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị răng sâu nặng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Thuốc tây giảm đau

Khi đau răng nặng, bạn có thể chọn các thuốc giảm đau tạm thời như acetaminophen (paracetamol) hay ibuprofen mà không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm ở mức độ nhẹ. 

Liều dùng của paracetamol là 500 - 1000mg, không dùng quá 4000mg/ngày. Liều dùng của ibuprofen là 200 - 400mg, cần cân nhắc khi sử dụng nếu bạn đang bị hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng.

Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh là thuốc thường được các bác sĩ nha khoa kê đơn khi đau răng nặng để làm giảm các triệu chứng viêm như viêm tủy, viêm ổ răng, viêm nướu,... Các thuốc kháng sinh thường dùng là amoxicillin, tetracyclin, spiramycin kết hợp cùng metronidazol hoặc sử dụng kết hợp kháng sinh nhóm beta lactam và metronidazol. Tuy nhiên các thuốc này bạn không nên tự ý mua sử dụng mà cần đơn thuốc hoặc tham khảo ý kiến nha sĩ.

Hàn trám răng sâu

Đây là phương pháp áp dụng khi răng sâu nặng, tạo thành các lỗ hổng lớn hoặc sứt mẻ nhưng chưa ăn sâu vào tủy. Trước khi thực hiện trám răng, mô răng sâu sẽ được nha sĩ lấy sạch bằng mũi khoan hoặc đầu phần siêu âm để loại bỏ hết vi khuẩn. Sau đó phần răng bị mất, lủng sẽ được hàn trám cẩn thận bằng composite. Cuối cùng, nha sĩ sẽ xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm, cấn cho người bệnh.

Điều trị tủy cho răng sâu nặng

Khi răng được chẩn đoán là sâu vào tủy, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn quy trình điều trị tủy. Đầu tiên, nha sĩ sẽ gây tê để mở buồng tủy, lấy sạch tủy nhiễm khuẩn, làm sạch và tạo hình. Các ống tủy sau đó sẽ được lấp đầy bằng các vật liệu chuyên dụng. 

Với răng cỡ lớn, bạn phải được đặt chốt ống tủy để gia cố và tạo lưu vững chắc cho thân răng. Để đảm bảo chức năng nhai lâu dài, bạn nên chụp răng sứ ở các răng đã lấy tủy. 

Nhổ răng vỡ, trồng implant 

Với những răng sâu quá nặng gây viêm nhiễm lan rộng hoặc răng vỡ lớn mà không thể phục hồi hay tạo hình lại, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nhổ răng. Tổ chức viêm hay phần áp xe răng sẽ được loại bỏ và làm sạch để ngăn tình trạng viêm không lan sang các vị trí khác trong xương hàm. 

Vị trí răng bị nhổ có thể được phục hồi lại bằng cách làm cầu răng hoặc cắm chốt implant trồng răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

dieu-tri-tuy-chua-rang-sau-nang.webp

Điều trị tủy chữa răng sâu nặng

Một số cách chữa răng sâu hiệu quả tại nhà

Một số phương pháp chữa răng sâu đơn giản có thể thực hiện tại nhà, hiệu quả cho răng mới chớm sâu, ngăn ngừa bệnh nặng thêm.

  • Nước súc miệng sáp ong chữa sâu răng: Sáp ong chứa flavonoid rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sâu răng. Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng vượt trội của sáp ong lên sức khỏe răng miệng. Điển hình như nghiên cứu năm 2011 của Đại học Brazil chứng minh khả năng chống viêm, kháng khuẩn liên quan đến sự hiện diện của flavonoid có trong sáp ong. Do đó, súc miệng bằng dung dịch nha khoa chứa thành phần sáp ong mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp chấm dứt tình trạng sâu răng của bạn.
  • Chữa sâu răng tại nhà bằng lá ổi: Trong lá ổi chứa hợp chất Astringents có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm cơn nhức răng hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần giã nát lá ổi cùng với một ít muối, lọc lấy nước rồi dùng tăm bông thấm vào chỗ sâu răng.
  • Chữa sâu răng bằng lá trầu: Tương tự như lá ổi, lá trầu cũng có tính kháng khuẩn rất tốt. Dùng 2 - 3 lá trầu không giã nhỏ với muối rồi hòa cùng một chén rượu trắng. Sau đó gạn lấy nước, ùng nước này để súc miệng giúp cải thiện sâu răng hiệu quả.

mot-so-duoc-lieu-chua-sau-rang-tai-nha.webp

Một số dược liệu chữa sâu răng tại nhà

Trên đây là bài viết về răng sâu nặng và những cách điều trị hiệu quả. Ngoài những phương pháp nêu trên, bạn cũng nên chú ý đánh răng thường xuyên 2 lần sáng tối và tránh xa đồ ngọt để giữ răng chắc khỏe. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, vui lòng để lại số điện thoại hay bình luận phía bên dưới sẽ nhận được tư vấn.

dung-dich-nha-nutridentiz.webp



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng