Sâu răng hàm là hiện tượng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể lan rộng, gây đau đớn, thậm chí để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm quanh răng, mất răng. Vậy sâu răng hàm là do đâu, dấu hiệu, cách chữa và phòng tránh như thế nào?
Tổng quan về sâu răng hàm
Sâu răng hàm là hiện tượng xuất hiện các lỗ nhỏ hoặc lỗ hổng ở trên bề mặt răng hàm. Chúng là kết quả của các tổn thương trên răng và phần mềm bám trên răng. Các tổn thương xuất hiện trên răng hàm là vĩnh viễn, rất khó để hồi phục, làm giảm chức năng nhai và nghiền nhỏ thức ăn của loại răng này.
Sâu răng hàm là vấn đề nha khoa xuất hiện nhiều không chỉ ở trẻ em, thanh thiếu niên mà còn ở người cao tuổi. Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng hàm phát triển nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến các lớp sâu bên dưới chân răng, gây đau răng, nhiễm trùng và thậm chí là mất răng.
Nguyên nhân gây sâu răng hàm
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là các vi khuẩn sinh axit, điển hình là Lactobacillus, Streptococcus mutans và Actinomyces. Đây là các vi khuẩn gây tổn thương cho răng, chúng phát triển trong môi trường chứa cacbohiđrat lên men như đường Saccarozơ, Fructozơ và Glucozơ.
Sử dụng nhiều thức ăn ngọt
Sử dụng thức ăn, đồ uống ngọt đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn trong miệng. Các vi khuẩn này sẽ tiêu thụ đường và tinh bột còn dính lại trên răng cũng như lợi. Trong quá trình này, chúng sẽ sản sinh ra axit gây bào mòn và làm tổn thương răng. Do đó bạn nên hạn chế sử dụng sữa, trái cây hay đồ uống ngọt, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
Sử dụng nhiều đồ ăn ngọt gây sâu răng hàm
Không đánh răng thường xuyên
Răng cần được chăm sóc và làm sạch kỹ lưỡng, thường xuyên ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi ăn đồ nhiều màu, nhiều đường. Nếu không làm sạch, thức ăn sẽ tích tụ ở chân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, đánh răng không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mắc các bệnh về răng miệng. Bạn nên đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn quanh răng. Nên sử dụng các loại bàn chải mềm, lông tơ để chải sạch kẽ chân răng. Cần chú ý vệ sinh cả lưỡi để giữ gìn sạch sẽ khoang miệng.
Thiếu Fluoride
Fluoride là khoáng chất rất cần thiết đối với răng, giúp ngăn ngừa sâu răng hàm. Thậm chí, nguyên tố này còn có thể giúp đảo ngược các giai đoạn sớm của tổn thương răng. Ở giai đoạn đầu của sâu răng hàm, bổ sung Fluoride giúp hàn gắn các tổn thương.
Chính bởi lợi ích này, Fluoride được thêm vào nhiều nguồn nước sinh hoạt. Fluoride cũng là thành phần phổ biến xuất hiện trong kem đánh răng và nước súc miệng. Tuy nhiên, các loại nước đóng chai thường không có Fluoride.
Dấu hiệu của sâu răng hàm
Sâu răng hàm có nhiều triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, các triệu chứng này không xuất hiện ngay từ đầu mà đến khi sâu răng nặng mới dễ dàng nhận ra.
Đau buốt răng hàm
Khi bị sâu răng thì triệu chứng hay gặp nhất là các cơn đau nhức tại chỗ sâu. Cơn đau sau đó sẽ lan dần ra các khu vực khác, thậm chí là còn thấy đau ở hàm, tai hoặc đầu. Cơn đau dai dẳng, kéo dài làm bạn khó ngủ, khó khăn trong ăn uống, đặc biệt khi nhai thức ăn.
Xuất hiện lỗ sâu trên răng hàm
Nếu quan sát kỹ, các răng sâu thường có men và ngà răng thay đổi. Lấy que cạo rà và lấy hết bụi bẩn, thức ăn trong lỗ sâu sẽ thấy lỗ rất rộng, có màu đen.
Hình ảnh lỗ sâu răng
Hôi miệng
Hôi miệng là dấu hiệu nhận biết sâu răng đã đến giai đoạn tiến triển. Triệu chứng này xuất hiện do cơ chế làm sạch bị hạn chế. Khi miệng bị khô, nước bọt tiết ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, phân hủy tạo ra các khí có mùi hôi. Người sâu răng hàm cũng thường xuyên thấy đắng miệng, khó chịu và khô miệng.
Răng dễ nhạy cảm hơn với thực phẩm nóng, lạnh
Răng sâu có thể nhạy cảm hơn khi ăn và uống. Khi răng khỏe, bạn thường không thấy khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh hay chua. Tuy nhiên, sau khi bị sâu răng, sử dụng các loại thực phẩm này có thể đem đến cảm giác đau dữ dội, ê buốt răng.
Cách chữa sâu răng hàm hiệu quả
Kiểm tra răng miệng thường xuyên là cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sâu răng ở giai đoạn sớm, trước khi nó gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Sâu răng có thể được chữa tại nhà hoặc điều trị chuyên sâu ở bệnh viện.
Sử dụng thuốc tây chữa sâu răng hàm
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗ sâu mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Phần lớn trường hợp bệnh nhân được kê thuốc tây để giảm đau, điển hình là các loại kháng sinh làm giảm triệu chứng viêm. Sử dụng kháng sinh điều trị sâu răng được coi là phương pháp phù hợp và an toàn.
Có rất nhiều loại kháng sinh giúp điều trị triệu chứng khác nhau. Ví dụ như việc kết hợp thuốc kháng sinh amoxicillin, tetracycline, doxycycline,... cùng với metronidazol giúp điều trị sâu răng, giảm đau, giảm viêm hiệu quả.
Sự kết hợp này được sử dụng rất nhiều, bởi không gây ra các phản ứng có hại cho cơ thể, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn - nguyên nhân chính gây sâu răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn Aspirin làm liệu pháp giảm đau tạm thời.
Kháng sinh chữa sâu răng hiệu quả
Dùng thảo dược thiên nhiên chữa sâu răng hàm
Một số biện pháp chữa sâu răng bằng thảo dược thiên nhiên hiệu quả trong trường hợp sâu răng mới chớm như:
Sử dụng lá bàng
Lá bàng có chứa flavonoid, tanin và saponin. Đây là những thành phần có tác dụng sát khuẩn và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm do sâu răng gây ra. Bạn hãy sử dụng lá bàng non xay nhuyễn với muối trắng, hòa vào nước làm dung dịch súc miệng hàng ngày trước khi đi ngủ.
Chữa sâu răng với lá ổi
Trong lá ổi có chứa Astringents - chất nổi tiếng với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm săn chắc nướu răng và giảm cơn đau nhức rất hiệu quả. Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản: Chỉ cần lấy lá ổi rửa sạch, giã nát với muối và nước ấm. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp nước cốt lên chỗ sâu răng.
Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô là vị thuốc nam có khả năng khử mùi hôi miệng, giảm đau nhức do viêm nhiễm, sâu răng rất tốt. Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lá tía tô giã nhuyễn với nước. Dùng tăm bông thấm nước lên chân răng bị sâu. Thực hiện 2 đến 3 lần trong một tuần sẽ đem đến công dụng rõ rệt.
Lá tía tô chữa sâu răng hàm
Để tăng cao hiệu quả chữa sâu răng hàm, bạn nên súc miệng hàng ngày đều đặn bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước súc miệng với thành phần chiết xuất từ vỏ quả chay, cùi quả cau, sáp ong, lá trầu không điều trị sâu răng rất tốt. Sử dụng nước súc miệng này giúp đánh bay mùi hôi khó chịu, giảm viêm nhiễm và làm sạch khoang miệng, đồng thời tiện dùng hơn so với các nước súc miệng làm từ nguyên liệu tại nhà.
Cách phòng tránh sâu răng hàm
Cách phòng ngừa sâu răng hàm tốt nhất là duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý và kỹ lưỡng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là 3 lần sau các bữa ăn. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trên chân răng. Súc miệng hàng ngày với nước súc nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng để giữ ẩm, làm sạch khoang miệng.
Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, ngọt, đồ uống chứa nhiều đường gây sâu răng. Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm mịn, thay bàn chải 3 tháng/lần. Khám răng định kỳ 2 lần trong năm để phát hiện sớm các tổn thương trên răng.
Sâu răng hàm là vấn đề phổ biến gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không biết cách phòng ngừa và chữa trị hợp lý, bệnh rất dễ để lại các biến chứng nghiêm trọng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, bạn có thể bình luận ở dưới để được tư vấn miễn phí.