Sự lựa chọn mới từ thiên nhiên cho người bị hôi miệng kinh niên

Nhiều người không hiểu tại sao mình dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng bao nhiêu biện pháp, không sâu răng nhưng hơi thở vẫn cứ hôi? Chứng hôi miệng kinh niên khiến bạn cảm thấy tự ti, xấu hổ nhất là khi đối diện với người khác giới, và đặc biệt là người bạn đang có tình cảm. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng hôi miệng lâu năm và có hơi thở thơm tho suốt cả ngày? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác!

Nguyên nhân gây hôi miệng kinh niên là gì?

Hôi miệng kinh niên là tình trạng hôi miệng nặng, kéo dài, muốn điều trị triệt để tình trạng này không chỉ cần người mắc phải kiên trì mà còn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây hơi thở có mùi từ đó mới có biện pháp cải thiện hiệu quả. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây hôi miệng lâu năm mà bạn cần biết:

- Do bệnh răng miệng

Đây là nguyên nhân hàng đầu phải kể đến khi nói đến chứng hôi miệng. Bởi theo thống kê có tới hơn 80% nguyên nhân hôi miệng là do các bệnh lý về răng miệng. Bởi vậy, khi thấy hơi thở có mùi hôi khó chịu, bạn cần nghĩ ngay tới các bệnh lý về răng miệng từ đó có biện pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đến gặp nha sĩ để xác định xem mình có bị vấn đề gì về răng miệng hay không? Thông thường các bệnh răng miệng gây ra mùi hôi miệng là: Sâu răng, viêm nha chu,… gây nên. Do đó, muốn trị dứt điểm chứng bệnh hôi miệng trong trường hợp này phải chữa dứt điểm các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như khô miệng, viêm loét niêm mạc miệng do nóng trong người hoặc niêm mạc lợi bị tổn thương, thiếu vitamin B cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc chứng hôi miệng.

- Do bệnh đường tiêu hóa

Nguyên nhân thứ hai được nhắc đến có thể gây ra tình trạng hôi miệng lâu ngày đó là do các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hoặc túi thừa thực quản Zenker. Thức ăn và axit bị trào ngược lên thực quản, khiến hơi thở ra ngoài có mùi của thức ăn đang phân hủy. Hôi miệng do túi thừa hầu thực quản khiến cho các thực phẩm bị giữ lại ở thực quản bị phân hủy, thoát khí ra ở miệng và gây mùi hôi.

- Do bệnh lý về gan

Gan có vai trò như một bộ máy giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất độc. Khi gan bị tổn thương, sẽ khiến độc tố không được loại bỏ,và khiến người bệnh bị hôi miệng. Nếu đã loại trừ nguyên nhân gây hôi miệng không phải do 2 nguyên nhân trên thì cần xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan để xác định xem tình trạng hôi miệng có phải do nguyên nhân này hay không.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng