KHÔNG THỂ BỎ QUA: Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Dù cho bạn khoác trên mình những bộ cánh đắt tiền, một gương mặt xinh đẹp, nụ cười rạng rỡ, thân hình quyến rũ, nhưng bạn lại bị hôi miệng thì bạn cũng sẽ dễ dàng “mất điểm” với đối tác, thậm chí có thể làm cho bạn mất đi những cơ hội “có một không hai” trong công việc, tình cảm. Vậy tại sao hôi miệng lại xảy ra hay hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao để cải thiện chứng hôi miệng? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Hôi miệng là chuyện thường thấy ở nhiều người mạnh khỏe, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng sau một đêm ngủ. Thông thường, sau khi đánh răng, mùi hôi miệng sẽ biến mất. Nhưng một số người sau khi đánh răng, mùi hôi miệng vẫn còn, thậm chí còn kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Bạn thắc mắc không hiểu nguyên nhân vì sao? Những thông tin dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì một cách đầy đủ nhất!

Bệnh răng miệng

Những bệnh lý về răng miệng được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.

- Viêm lưỡi: Lưỡi bị viêm sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu.

- Sâu răng: Là tình trạng trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ nhỏ, các mảnh thức ăn sẽ đọng lại tại đây được vi khuẩn phân hủy và bốc mùi hôi thối. Đây không chỉ là một trong các nguyên nhân gây hôi miệng mà còn là mầm mống của các bệnh lý nguy hiểm khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

- Nhiễm trùng nướu răng hay còn được biết đến với cái tên viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm của nướu với biểu hiện đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau. Các mô nướu bị sưng tấy, phân hủy và hình thành các ổ viêm, chính những điều này khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nếu viêm nướu phát triển thành viêm nha chu thì hôi miệng càng trở nên nặng và rõ nét hơn.

- Mảng bám cao răng: Mảng bám cao răng được ví như những“ổ chứa vi khuẩn”, nếu tồn tại quá lâu sẽ ngày càng cứng chắc lại, đính theo những mảng bám thức ăn hàng ngày và tạo ra mùi hôi miệng.

Bệnh lý cơ thể

Theo nghiên cứu thì có đến 20% các nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý cơ thể. Các bệnh lý cơ thể thường gặp có thể gây hôi miệng như bệnh dạ dày, tiểu đường, khô miệng,…

- Bệnh lý về dạ dày: Khi có các rối loạn về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay tiêu hóa kém khiến thức ăn ở lâu trong dạ dày, lên men và tạo ra mùi hôi khó chịu khi ợ hơi. Đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến.

- Khô miệng: Nước miếng có nhiệm vụ giữ cho khoang miệng luôn ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, cân bằng PH trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi bị khô miệng, tính acid miệng cao thì vi khuẩn phát sinh nhiều hơn, phân hủy protein tạo ra mùi hôi khó chịu.

Bệnh về tâm lý

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, còn có một nguyên nhân gây hôi miệng ít người biết đến đó là do tâm lý. Khi căng thẳng – stress là lúc hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh, điều này khiến hệ thống nước bọt tiết ra ít đi dẫn đến tình trạng khô miệng và khiến hơi thở có mùi hôi. Các bệnh về tâm lý thường gặp khiến hơi thở có mùi hôi như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, stress…

Ngoài những bệnh lý trên, thói quen vệ sinh răng miệng sai cách và chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ vào nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng