Viêm nha chu là bệnh gì? Có ngăn ngừa được không?

Viêm nha chu, hay còn gọi là viêm quanh răng - một bệnh lý răng miệng phổ biến do thói quen vệ sinh kém. Bệnh  thường gây hôi miệng, đau nhức răng, nướu viêm loét mất thẩm mỹ, thậm chí bạn có thể bị rụng hết răng. Đây là những lý do khiến bạn không dám ra khỏi nhà. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Cái nhìn tổng quan về bệnh viêm nha chu

Có một số yếu tố nguy cơ cho bệnh nha chu đã được xác định bởi các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa. Những yếu tố này bao gồm: Tuổi trên 35, luôn tránh hoặc không thường xuyên đi thăm khám nha khoa, niềng răng, hút thuốc, tiểu đường, huyết áp cao và viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, nhiều người không có các yếu tố nguy cơ trên vẫn có thể bị viêm nha chu. Thống kê cho thấy, có tới 90% người sẽ bị bệnh nha chu vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.

Bệnh nha chu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng lợi, mà nó còn tác động đến sức khoẻ tổng thể và tâm lý chung của người bệnh. Khi bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, các mảng bám dần dần tích tụ trong miệng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, tàn phá men răng. Một thời gian, mảng bám sẽ chuyển biến thành cao răng gây chảy máu, hơi thở có mùi hoặc tụt lợi. Một điều lưu ý là cao răng không thể được loại bỏ thông qua việc đánh răng thông thường mà buộc phải tới nhờ nha sĩ giúp đỡ. Nếu bệnh nha chu được phát hiện kịp thời, nó có thể được phục hồi bằng các thủ thuật nha khoa nhất định.

Điều quan trọng là phải điều trị bệnh nha chu càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ trong tương lai xảy ra. Bệnh nha chu không được điều trị có thể dẫn đến mất răng, bệnh Alzheimer, đái tháo đường, tim mạch, thận và ung thư vùng miệng. Bệnh cũng có liên quan đến sinh non ở phụ nữ có thai. Đây là lý do tại sao các biện pháp phòng ngừa như thực hành sức khỏe răng miệng tốt, thường xuyên đến nha khoa là quan trọng để giúp giữ miệng sạch sẽ và khỏe mạnh. Bạn biết đấy, sẽ chẳng ai có thể tự tin ra đường khi răng miệng của họ đang bị tổn thương, thậm chí họ có thể bị già nua nếu mất răng sớm.

Do vậy, điều cần thiết là bạn sớm nhận ra các dấu hiệu của bệnh viêm nha chu để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Bạn có thể để ý tới việc hơi thở có mùi vô cùng khó chịu, nướu đỏ hoặc sưng lên, đau khi nhai, răng lỏng lẻo, chảy máu chân răng, răng ê buốt nhạy cảm. Nếu đang gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ kiểm tra miệng của bạn và có thể chụp X-quang để xem liệu đã bị tiêu hủy xương răng hay chưa. Khi chẩn đoán được thực hiện, họ sẽ bắt đầu điều trị.

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng