Hơi thở có mùi là tình trạng không ai mong muốn vì gây khó chịu cho bản thân và ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Hơi thở có mùi là bệnh gì?
Hơi thở có mùi (hay hôi miệng) là tình trạng phổ biến ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng hơi thở khó chịu có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam (VOSA), có khoảng 85% dân số mắc chứng hôi miệng.
Theo các chuyên gia, mùi hôi trong khoang miệng phát ra khi nói hoặc thở là do một loại hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, có tên khoa học là VSC (volatile sulfur compounds). Đây là một hợp chất chứa tới 400 chất bay hơi ở hơi thở của con người, trong đó hydrogen sulfide (H2S), methyl mercaptan (CH3SH) và dimethyl sulfide (CH3SCH3) là 3 chất chính gây nên mùi hôi khó chịu này. Nếu các chất này hình thành quá nhiều ở trong miệng, vượt khỏi khả năng hòa tan của nước bọt và hấp thu niêm mạc thì miệng sẽ có mùi hôi. Tình trạng mùi hôi phát ra nhiều đến mức người khác cảm nhận được thì gọi là chứng hôi miệng.
Người bị hôi miệng dễ mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Một số người cảm thấy tự ti vì mùi hôi miệng nên đã hạn chế tối đa việc giao tiếp hàng ngày. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, các mối quan hệ trong công việc và gia đình. Nếu hơi thở có mùi kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, xấu hổ, cuối cùng dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu.
Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi
Với một số người, sau khi làm sạch răng miệng, hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu. Tại sao vậy? Dưới đây là một số lý giải khiến nhiều người bị hôi miệng:
- Vệ sinh răng miệng sai cách
Miệng là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài theo cả đường ăn uống cũng như đường thở. Cộng thêm việc khoang miệng luôn ẩm ướt, kết hợp với nhiều tác nhân như: Thức ăn dư, mảng bám,… chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Vì thế, chỉ cần vệ sinh miệng không đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn phát triển với tốc độ chóng mặt, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Bệnh lý răng miệng
Việc thức ăn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng, hình thành lớp cao răng và mảng bám cứng đầu được xem là nguyên nhân gây hôi miệng chính, bởi chúng dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khiến hơi thở có mùi như: Sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, khô miệng,…
Có tới trên 50% nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng, trong đó:
+ Sâu răng chiếm đến 35%.
+ Viêm nha chu 24%.
+ Cao răng và mảng bám tích tụ lâu ngày chiếm 31%.
+ Các nguyên nhân gây hôi miệng từ bệnh lý răng miệng khác chiếm 5%: Khô miệng, do mão răng sứ không khít viền nướu tạo cơ hội vi khuẩn xâm lấn, hàm giả bị bong, bật, xê dịch tạo thành nơi các mảng bám tích tụ và gây mùi hôi khó chịu.
- Chế độ ăn uống
Những người theo chế độ ăn ít carbohydrate thường dễ mắc chứng hôi miệng bởi cơ thể phải đốt cháy lượng mỡ dự trữ, tạo ra một hợp chất hữu cơ gọi là ketones, gây ra mùi khó chịu. Bên cạnh đó, việc ăn các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi cũng khiến hơi thở bạn không được thơm tho.
- Cao răng
Đây được xem là nguyên nhân gây hôi miệng khá phổ biến, bởi cao răng chính là phần mảng bám cứng chắc trong khoang miệng, chứa rất nhiều vi khuẩn gây mùi. Nếu không được làm sạch răng thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu
Khi hơi thở có mùi không nên ăn gì?
Nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng 90% đều xuất phát từ miệng. Do đó, bạn cần có kiến thức phòng chống và ngăn ngừa để chứng hôi miệng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Người bị hôi miệng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
– Hạn chế sử dụng những gia vị như hành, tỏi, các loại mắm có mùi (mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá),...
Hành, tỏi khiến hơi thở càng nặng mùi hơn
– Tránh ăn chung thực phẩm nhiều protein, các loại thịt đỏ như thịt gà, cừu, thịt thỏ,... với những đồ ăn nhiều carbohydrat như khoai tây và gạo. Vì chúng khó tiêu hóa và gây ra mùi hôi miệng, đặc biệt là dễ bị mắc kẹt ở các kẽ và chân răng khó làm sạch.
– Hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu, đồ ăn cay nóng, các loại bánh kẹo chứa nhiều đường vì chúng dễ gây ra mùi hôi miệng do khó vệ sinh.
– Hạn chế hút thuốc lá vì khói thuốc ám vào phổi gây hại cho sức khỏe và khiến hơi thở có mùi hôi. Đồng thời, khói thuốc lá làm cho dễ tích tụ cao răng và gây ra tình trạng hơi thở có mùi kéo dài.