Hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì? Phải làm sao để khắc phục? THAM KHẢO NGAY

Nhiều người lo lắng không biết hơi thở có mùi là bệnh gì? Khi tình trạng này kéo dài dai dẳng, dù đã áp dụng nhiều phương pháp mà không hề cải thiện sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như giao tiếp của người mắc. Để giải đáp cho thắc mắc về chứng hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay những thông tin sau đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì?

Hơi thở có mùi hôi (hay chứng hôi miệng) là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Chúng có thể xuất hiện khi bạn vừa ngủ dậy, sau khi tiêu thụ một số thực phẩm có mùi nặng, hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Thông thường, hơi thở có mùi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng này diễn biến kéo dài thì hãy lưu ý, rất có thể bạn đã mắc một trong những bệnh lý sau đây:

- Nhiễm khuẩn răng nướu: Đây là nguyên nhân dễ thấy nhất, điển hình là: Sưng lợi, sâu răng, viêm nha chu,... kèm theo hơi thở hôi, chảy máu nướu. Nếu không khắc phục sớm, tổn thương có thể lan rộng sang những vị trí xung quanh, khiến viêm nhiễm nghiêm trọng, gây đau nhức khó chịu.

- Bệnh đường hô hấp: Đặc trưng của các bệnh lý cảm cúm, viêm xoang, viêm họng,... là tiết nhiều dịch nhầy có mùi khó chịu bám dính ở khu vực hầu - họng (sản phẩm của quá trình tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại), khiến hơi thở bị ảnh hưởng không nhỏ.

- Viêm loét dạ dày: Với triệu chứng phổ biến là ợ hơi, ợ chua, khiến dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, gây ra mùi hôi phát ra từ cuống họng.

- Một số bệnh lý khác như: Tiểu đường, tổn thương chức năng gan, thận,... làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho tác nhân gây hại trong môi trường tấn công và làm tổn thương răng miệng, dẫn đến hơi thở kém thơm tho.

Biện pháp khắc phục hơi thở có mùi hôi đơn giản

Dù hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì, thì để ngăn ngừa tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy tham khảo ngay những biện pháp cực đơn giản mà có hiệu quả bất ngờ sau đây:

Súc miệng nước muối

Không thể không nhắc tới khả năng sát khuẩn, giảm viêm trong hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng của muối. Bạn có thể tự pha theo tỷ lệ muối/nước là 9/1000 (g) hoặc sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn để có hiệu quả cải thiện tình trạng hôi miệng cũng như nhiễm khuẩn răng lợi hiệu quả.

Uống nước ép việt quất

Theo nghiên cứu, trong loại quả này chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm hữu hiệu. Hơn nữa, việt quất còn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó khắc phục bệnh răng miệng và hơi thở có mùi nhanh chóng. Bạn chỉ cần bổ sung 2 ly nước ép hoặc sinh tố việt quất mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng trà xanh

Với đặc tính khử mùi, chống nhiễm khuẩn, làm săn se niêm mạc, trà xanh là phương pháp rất tốt cho người bị hôi miệng hay các bệnh răng lợi khác. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị lá trà tươi, làm sạch, đun nước uống hoặc dùng súc miệng 2 - 3 lần hàng ngày sẽ giúp ức chế tác động của vi khuẩn, virus, ngăn ngừa mùi hôi trong khoang miệng.

Chanh tươi trị hôi miệng

Trong chanh có chứa rất nhiều acid hữu cơ, giúp làm sạch mảng bám và loại bỏ mùi hơi thở khó chịu một cách hiệu quả. Bạn có thể tận dụng vỏ chanh để chà quanh răng hoặc nhai trực tiếp chúng và nhớ đảo đều trong miệng. Bên cạnh đó, có thể pha nước cốt chanh với mật ong để súc miệng vào buổi sáng và tối cũng sẽ giúp loại bỏ hôi miệng hiệu quả.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng