Hơi thở có mùi do viêm nha chu, dùng thuốc bôi Metronidazole được không?

Viêm nha chu hay còn được gọi là bệnh nha chu là tình trạng gây tổn thương lợi, các dây chằng quanh răng, xương răng do có các ổ nhiễm khuẩn ở giữa răng và lợi. Biểu hiện thường gặp của viêm nha chu đó là gây đau, hơi thở có mùi và nặng nhất là mất răng.

Nguyên nhân gây viêm nha chu là gì?  

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm nha chu, và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hơi thở có mùi hiện nay. Vậy nguyên nhân gây viêm nha chu là gì?

Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây viêm nha chu như sau:

- Yếu tố bên ngoài:

Vệ sinh răng miệng không tốt gây xuất hiện mảng bám cao răng, đây là một màng mềm phủ lên mặt răng và lợi. Nhìn bằng mắt thường chúng ta có thể thấy nó chỉ gây mất thẩm mỹ thế nhưng nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với răng và lợi của bạn. Các mảng bám cao răng có chứa các loại vi khuẩn kỵ khí gram âm và xoắn khuẩn gây các tổn thương ở lợi và gây viêm nha chu.

- Yếu tố bên trong:

Thay đổi nội tiết tố tuổi dậy thì, khi thai nghén, tiền mãn kinh, bệnh lý nội tiết hay tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt là vitamin C) là những nguyên nhân thường được nhắc đến gây ra viêm nha chu.

Viêm nha chu là tình trạng nặng của viêm lợi. Với viêm lợi, tình trạng viêm chỉ xảy ra trên bề mặt lợi, không lan sâu xuống rãnh lợi và khe quanh răng. Bệnh khiến người bệnh cảm thấy đau, lợi bị phì đại hoặc tạo thành các túi lợi giả, chảy máu khi chải răng, khi ăn thức ăn cứng, lợi đỏ, sưng. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ trở thành mạn tính và chuyển thành viêm nha chu.

Với viêm nha chu, tổn thương từ lợi lan sang các phần khác như các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Các triệu chứng của viêm nha chu cũng giống như viêm lợi và có thêm các biểu hiện khác như hơi thở có mùi hôi, ấn vuốt lợi từ dưới chân răng lên thấy có mủ, răng dài và thưa, nặng là lung lay răng và mất răng.

Dùng thuốc bôi Metronidazole để trị hơi thở có mùi do viêm nha chu được không?  

Phương pháp điều trị viêm nha chu cần phối hợp cả điều trị tại chỗ và toàn thân. Chủ yếu gồm các loại thuốc sau:

- Kháng sinh dùng toàn thân: Có thể dùng đường uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh và giai đoạn bệnh. Các loại kháng sinh thường dùng đó là tetracycline, penicilline, doxycycline,  amoxicilline, metronidazol...

- Kháng sinh dùng tại chỗ: Sợi tetracycline đưa vào túi mủ quanh răng hoặc thuốc bôi có thành phần Metronidazole giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ.

Như vậy, với các trường hợp viêm nha chu nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ để tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm. Còn với các trường hợp viêm nha chu nặng, người bệnh cần phối hợp cả phương pháp điều trị đường uống và bôi để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và chữa hôi miệng hiệu quả.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng