Hôi miệng tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, công việc và đời sống xã hội. Vậy làm thế nào để chữa hôi miệng hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ bật mí với bạn một biện pháp chữa hôi miệng hiệu quả đang được rất nhiều người áp dụng hiện nay.
Mùi hôi miệng được sinh ra từ đâu?
Mùi khó chịu từ miệng là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, được hình thành từ các vi khuẩn chuyển hóa chất bã khi chúng ta ăn uống, xác vi khuẩn, các tế bào bong tróc trong miệng chúng ta… Nếu các hợp chất lưu huỳnh này có nồng độ cao hơn mức bình thường trong khoang miệng thì sẽ tạo thành mùi khó chịu khi chúng ta thở, nói chuyện và gây ra chứng hôi miệng.
Làm thế nào để chữa hôi miệng hiệu quả, nhanh chóng?
Để chữa hôi miệng hiệu quả, trước tiên cần đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt, loại bỏ vi khuẩn, chất bã sau khi ăn uống từ đó ngăn ngừa sản sinh chất lưu huỳnh gây mùi hôi. Để vệ sinh đúng cách hàng ngày như chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng và trong khoang miệng sau khi ăn, uống nước thường xuyên giúp làm sạch khoang miệng. Và để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả, nhanh chóng hơn, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này đã nghiên cứu và bào chế thành công dung dịch nha khoa đầu tiên trên thị trường có chứa dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không. Tất cả đều được chiết xuất từ các dược liệu quý đã được ứng dụng trong thực tế để chữa các bệnh về răng miệng và làm giảm mùi hôi miệng từ hàng ngàn năm nay:
Dịch chiết sáp ong trong cồn
Sáp ong là sản phẩm thu được ở phần còn lại của tổ ong sau khi đã lấy hết mật. Sáp ong chứa các hợp chất tự nhiên bao gồm flavonoid, acid béo no và không no và khoáng chất. Theo y học cổ truyền, sáp ong có vị ngọt có tác dụng tiêu độc, làm se niêm mạc, cầm máu, chống loét rất tốt nên thường được áp dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất nhiều năm nay. Y học hiện đại cũng đã chứng minh sáp ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống viêm. Ngoài ra, sáp ong còn được dùng để giảm đau, giảm sưng, dùng trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy,… Ngoài ra, sáp ong còn chứa các chất monosaccharide, cellulose, các axit amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E và D,… có tác dụng nuôi dưỡng niêm mạc miệng, nướu lợi giúp tế bào nướu lợi chắc khỏe, giảm mùi hôi miệng.
Cồn alcohol được sử dụng nhiều trong y tế với tác dụng diệt trùng, diệt khuẩn. Vì vậy, dịch chiết sáp ong trong cồn giúp tăng khả năng sát khuẩn, làm sạch răng miệng.
Dịch chiết xuất vỏ chay
Vỏ chay đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa, kết hợp với lá trầu không có tác dụng làm chắc răng. Dịch chiết vỏ chay rất giàu các hợp chất phenolic, flavonoid… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng tiểu cầu, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, làm sạch nướu lợi, răng, trị hôi miệng.
Dịch chiết xuất cùi quả cau
Theo y học cổ truyền, cùi quả cau có vị cay, tính ôn, có tác dụng kháng nấm, kháng virus. Ngoài ra, cùi quả cau còn chứa hợp chất polyphenol giúp chóng lành vết loét ở nướu lợi, giảm viêm lợi, viêm nha chu từ đó làm giảm mùi hôi miệng do viêm lợi, viêm nha chu gây ra. Chữa hôi miệng bằng cau đã được dân gian áp dụng từ hàng nghìn năm nay.
Dịch chiết xuất lá trầu không
Theo y học cổ truyền trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Từ xa xưa đã được sử dụng để cầm máu, sát khuẩn trong các vết thương hở, làm dịu vết bỏng. Dịch chiết lá trầu không còn có tác dụng chống oxy hóa và rất an toàn khi sử dụng trong các chế phẩm dùng cho răng, miệng, làm giảm mùi hôi miệng.