Điểm mặt 8 thủ phạm gây HÔI MIỆNG bạn thường bỏ qua

Theo một thống kê gần đây, có khoảng 50 triệu người bị chứng hôi miệng mạn tính ở Mỹ, nhưng nhiều người không tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ xấu hổ. Thế còn tại Việt Nam thì sao? Theo số liệu thống kê gần đây nhất, có tới 85% dân số mắc chứng hôi miệng.

Chứng hôi miệng nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, các mối quan hệ xã hội, kinh doanh, và hạnh phúc gia đình mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng qua bài viết dưới đây.

Hôi miệng đến từ đâu?

90% hơi thở hôi (hôi miệng) đến từ các protein phân hủy trong miệng của bạn. Khi hơi thở hôi là do các vấn đề về răng miệng, nó thường có mùi như trứng thối. Điều này là do sự phân hủy cysteine ​​ở phía trước lưỡi hoặc trên nướu răng. Đó chính là dấu hiệu cảnh báo việc vệ sinh răng miệng của bạn đang cực kỳ tồi tệ. Tuy nhiên, một số trường hợp hơi thở hôi có thể cho bạn biết về các vấn đề ở những nơi khác trong cơ thể của bạn. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra chứng hôi miệng:

1. Vi khuẩn

Hơi thở hôi có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhờ vào hàng trăm loại vi khuẩn gây hôi miệng tự nhiên sống trong miệng bạn. Miệng của bạn cho phép các vi khuẩn này phát triển bình thường trong khoang miệng. Khi bạn ăn, thức ăn sẽ còn lại trong miệng ở các kẽ răng, vi khuẩn ăn những thức ăn này và sản sinh ra một sản phẩm chất thải có mùi hôi.

2. Khô miệng

Bạn cảm thấy miệng khô? Miệng của bạn có thể không đủ nước bọt để làm ẩm khoang miệng. Bạn có biết nước bọt là rất quan trọng bởi vì nó giúp làm sạch khoang miệng của bạn. Nếu bạn không có đủ nước bọt, miệng của bạn không được làm sạch nhiều như nó phải được và gây ra chứng hôi miệng. Khô miệng có thể được gây ra bởi một số loại thuốc, các vấn đề tuyến nước bọt hoặc chỉ đơn giản là bạn thường thở bằng miệng.

3. Bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng là tình trạng viêm nướu (viêm lợi) có thể tiến triển và gây ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh răng bao gồm cả xương răng. Bệnh viêm nướu thường trải qua 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng nhất là viêm nướu – viêm nha chu – viêm nha chu mạn tính. Bệnh nướu răng nếu không được điều trị sớm sẽ gây tổn thương các mô xung quanh răng, gây viêm và có mùi hôi. Bệnh này được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng.

4. Sâu răng

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay sự tích tụ các mảng bám có thể sẽ làm xói mòn răng, hình thành các lỗ nhỏ trên răng được gọi là sâu răng. Những "lỗ hổng" này chính là nơi trú ngụ của thực phẩm thừa cùng với vi khuẩn chúng bắt đầu phân hủy và tạo thành mùi hôi miệng.

5. Thực phẩm

Tỏi, hành, cà phê, uống nhiều bia rượu cũng là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng. Hãy nhớ rằng, những gì bạn ăn ảnh hưởng đến mùi không khí bạn thở ra. Bởi vậy, hãy cân nhắc trước khi sử dụng những thực phẩm này nếu bạn sắp có một cuộc hẹn.

6. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên khiến bạn bị khô miệng, tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng, các mảng bám cao răng, từ đó làm cho bạn dễ bị hôi miệng. Đó là khẳng định của nhiều nha sĩ qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Thuốc lá làm giảm vị giác và kích thích các mô nướu nên dễ gây viêm. Và vì hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khứu giác của bạn, nên những người hút thuốc có thể không biết mùi hơi thở của họ.

7. Viêm amidan

Viêm amidan hay sỏi amidan đều có thể là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Đôi khi vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, tế bào chết, chất nhầy có thể bị mắc kẹt trong các hốc amidan của bạn. Những yếu tố này có thể tích tụ và cuối cùng là vôi hóa (cứng), tạo thành sỏi amidan có mùi cực kỳ hôi và khó chịu. Bởi vậy, những người bị viêm amidan mạn tính thường có biểu hiện bị hôi miệng.

8. Trào ngược dạ dày, thực quản

Bất kỳ loại bệnh nào gây ra trào ngược acid dạ dày, ợ nóng, đầy hơi, ợ hơi thì luôn luôn đi kèm với một mùi khó chịu được biểu hiện qua hơi thở của người bệnh. Một số trường hợp bị tắc ruột hoặc táo bón, khi cơ thể không tiêu hóa được thức ăn, người bệnh sẽ có biểu hiện là hơi thở hôi giống như phân.

Các loại hôi miệng

Nếu bạn hoặc nha sĩ của bạn có thể xác định loại mùi trong hơi thở hôi của bạn, điều này có thể giúp xác định nguồn gốc của nó, tức là nha sĩ của bạn có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn ở những nơi khác trong cơ thể bạn ẩn nấp đằng sau chứng hôi miệng.

- Mùi như pho mát thối thường chỉ ra hôi miệng có nguồn gốc ở mũi.

- Mùi trái cây thối có thể là do bệnh tiểu đường.

- Mùi tanh có thể cảnh báo bệnh thận, do mức độ urê tăng nên gây ra mùi tanh.

- Mùi chua có thể là một dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

- Mùi khai như amoniac có thể chỉ ra các vấn đề về thận.

- Mùi ngọt ngào, mùi mốc có thể là dấu hiệu xơ gan.

- Mùi phân có thể là biểu hiện của tắc ruột.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng