Hơi thở có mùi không dám bén mảng! nhờ sản phẩm thảo dược này

Hơi thở có mùi dù không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của bạn. Mời bạn tham khảo nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về tác dụng của của sản phẩm này nhé!

Hơi thở có mùi là tình trạng như thế nào?

Hơi thở có mùi (hay hôi miệng) là biểu hiện có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Tình trạng này xuất phát từ khoang miệng hay cuống họng, nhận thấy rõ nhất khi bạn nói chuyện hoặc thở ra.

Tuy nhiên, do đã quen mùi từ cơ thể nên nhiều khi, bạn không hề nhận thấy hơi thở có mùi khó chịu. Để biết mình có bị hôi miệng hay không, bạn có thể áp dụng những cách sau:

- Trực tiếp kiểm tra: Bạn hãy hít 1 hơi thật sâu, úp hai bàn tay sát vùng mũi và miệng rồi thở ra từ từ. Ngửi mùi này để phát hiện xem bạn có bị hôi miệng hay không. Cách khác là bạn hãy thở ra vào một chiếc cốc hay đồ đựng, nhanh chóng hít mùi này sẽ dễ dàng giúp bạn xác định tình trạng hơi thở của mình. 

- Nhờ những người thân nhận xét giúp: Nếu chưa thực sự chắc chắn vào cảm nhận của mình, bạn hãy nhờ người thân kiểm chứng. Tuy sẽ khá ngại ngùng nhưng còn hơn là những rắc rối gặp phải sau này với người xung quanh!

Vì sao hơi thở của bạn có mùi?

Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới tình trạng này là do răng miệng vệ sinh không kỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy thức ăn thừa trong khoang miệng và gây ra mùi khó chịu.

Thực tế, hơi thở có mùi chỉ là biểu hiện thông thường khi mới thức dậy, hoặc do bạn ăn các thực phẩm có mùi “nặng”, thức ăn chứa hàm lượng cao chất đường bột,... Hoặc khẩu phần ăn thiếu một số vi chất dinh dưỡng sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm chức năng và không thể ngăn chặn được hoạt động của vi khuẩn gây mùi.

 Nhưng đôi khi, tình trạng này lại có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

- Nhiễm khuẩn răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,... đều có thể khiến bạn bị hôi miệng. Bởi, trong trường hợp này, niêm mạc miệng bị tổn thương khiến vi khuẩn càng có điều kiện phát triển và hoạt động nhiều hơn, sinh ra lượng lớn các hợp chất khí hôi thối, ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.

- Viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng,...) hay dưới (viêm phổi, phế quản,...) khiến cơ thể sinh ra nhiều chất nhầy - thường có mùi khó chịu, bám dính vào đường thở và làm cho mùi hôi “bao trùm” khoang miệng. 

- Bệnh đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày gây trào ngược khiến acid bị đẩy lên thực quản và làm cho hơi thở thường có mùi chua, hoặc bệnh viêm đại tràng, tắc ruột,... còn khiến tình trạng hôi miệng nghiêm trọng hơn.

- Một số bệnh lý khác cũng gây nên tình trạng này là: Xơ gan làm quá trình tiêu thụ protein, lipid bị rối đoạn, sinh ra nhiều sản phẩm có mùi nặng. Hoặc trong bệnh thận, nhiều người còn cảm thấy hơi thở có mùi khai,...

Cách khắc phục chứng hơi thở có mùi hiện nay

Tìm ra tác nhân khiến bạn bị hôi miệng sẽ giúp cho quá trình cải thiện nhanh chóng hơn, cụ thể:

- Nếu hôi miệng xuất phát từ những bệnh lý trong cơ thể, bạn cần điều trị triệt để thì chứng hơi thở có mùi sẽ được khắc phục nhanh chóng. Nếu có viêm nhiễm, bạn cần sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau để ngăn chặn tổn thương sâu hơn trên răng miệng.

- Cùng với đó, bạn cần áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên để tình trạng hôi miệng không còn làm phiền:

+ Chăm sóc răng miệng thường xuyên: Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và dùng dung dịch súc miệng chuyên dụng để ngăn ngừa sự tích tụ của thức ăn thừa cũng như mảng bám. Bạn cũng cần chú ý làm sạch lưỡi vì đây là nơi các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, tế bào chết bám dính.

+ Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, giảm ăn các loại thịt đỏ (bò, dê, cừu,...), tránh gia vị có mùi nặng như hành, tỏi.

+ Tăng cường củ, quả giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe răng miệng như: Dứa, chuối, cà chua, bắp cải, tôm, cua,... Có thể bổ sung các loại rau thơm như: Ngò, thì là cũng giúp loại bỏ mùi hôi miệng khá tốt.

+ Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để tránh khô miệng, hay có thể nhai kẹo cao su không đường để tăng cường tiết nước bọt.

+ Ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.

+ Nếu bạn sử dụng niềng răng hay những biện pháp chỉnh nha khác thì cần vệ sinh kỹ và thường xuyên các thiết bị này, tốt nhất là sau khi ăn, đề phòng các chất thừa tồn đọng và gây mùi.

+ Một số mẹo hữu ích tại nhà bạn cũng có thể tham khảo thực hiện. Chẳng hạn như: Dùng nước muối loãng; Hay pha mật ong với bột quế vào nước ấm để súc miệng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể vắt lấy nước cốt chanh, thêm mật ong để uống hoặc dùng súc miệng hàng ngày.

Thanh Mai



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng