Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có tác dụng kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, sinh dục và các bệnh lý về răng miệng. Spiramycin thường được phối hợp với metronidazol để chữa hôi miệng tại nhà các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng,…
Có nên sử dụng Spiramycin để chữa hôi miệng tại nhà?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng như do viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng,… Tình trạng này kéo dài nếu không được khắc phục sẽ tạo thành những ổ vi khuẩn giữa lợi và răng và gây ra mùi hôi miệng khó chịu.
Viêm nha chu là một bệnh nhiễm khuẩn phá hủy các mô nâng đỡ răng, bệnh thường diễn tiến dai dẳng, kéo dài. Nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại những hậu quả nặng nề như răng lung lay hàng loạt phải nhổ bỏ làm mất chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Viêm nha chu là bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay, vi khuẩn gây viêm nha chu cũng khá đa dạng. Mặc dù hệ tạp khuẩn vùng miệng có hơn 700 loài vi khuẩn, nhưng chỉ có một số loại vi khuẩn được cho là tác nhân gây viêm nha chu như: Porphyromonas gingivalis, Actinobacillus actinomycetemcomitans, Tannerella forsythensis, Prevotella intermedia. Đặc biệt, trực khuẩn kỵ khí P. gingivalis được xem là một trong những vi khuẩn chủ yếu gây viêm nha chu. Để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn này, người bệnh buộc phải sử dụng một loại kháng sinh phù hợp mới có thể tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm hiệu quả.
Kháng sinh được ưu tiên lựa chọn trong các trường hợp hôi miệng do viêm nha chu đó là kháng sinh dạng phối hợp spiramycin với metronidazol giúp nâng cao hiệu quả kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nha chu. Spiramycin và metronidazol kết hợp với thuốc chống viêm thường được chỉ định để chữa hôi miệng tại nhà do các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh răng,… Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Bạn cần đến các phòng khám răng để gặp các nha sĩ và được các nha sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như kê đơn thuốc, liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng thì sau 5 – 10 ngày điều trị bằng kháng sinh, chống viêm, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện và tình trạng hôi miệng cũng dần mất đi.
Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh này, bạn cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc về thời gian và liều dùng tránh tình trạng kháng thuốc. Sau khi dùng hết một đợt thuốc được kê đơn, bạn cần đến gặp nha sĩ để khám lại, xác định lại tình trạng bệnh đã được xử trí triệt để chưa, từ đó cân nhắc có nên dùng kháng sinh tiếp hay không. Trong khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, dị cảm tạm thời, loạn cảm, lảo đảo, đau, cứng cơ và khớp nối, cảm giác nóng rát, nóng đỏ bừng, ban da, mày đay,…
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng spiramycin
Có thể xuất hiện các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng spiramiycin:
- Tình trạng khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau dạ dày: Nếu bất kỳ các tác dụng phụ này vẫn tiếp diễn hoặc làm bạn khó chịu, hãy thông báo với bác sĩ.
- Các triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm: phán ban, ngứa, sưng phù, choáng váng, hô hấp có vấn đề.
Hãy đi thăm khám ngay lập tức nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ kể trên.