Trong độ tuổi từ 1 đến 6, trẻ vẫn chưa hề ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, điều này khiến nhiều cha mẹ băn khoăn, tìm cách chữa hôi miệng ở trẻ em nhằm giúp bé nhà mình thoát khỏi vấn đề khó chịu này. Dưới đây là các cách chữa hôi miệng cho trẻ từ 1- 6 tuổi cực hiệu quả, mời bạn tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ từ 1 - 6 tuổi
Hiện nay, con số trẻ em từ 1 - 6 tuổi bị hôi miệng ngày càng tăng và không có dấu hiệu ngừng lại. Tình trạng này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng và đau đầu đi tìm hiểu nguyên nhân. Dưới đây là những yếu tố dưới sẽ góp phần gia tăng tình trạng hôi miệng ở trẻ:
Vệ sinh răng không tốt
Hầu hết trẻ em đều “dị ứng” với việc chải răng hàng ngày và không thể tự giác thực hiện chúng. Vì vậy, nếu bố mẹ không quan tâm hoặc không giúp bé vệ sinh khoang miệng sạch sẽ thì những cặn thức ăn còn đọng lại ở các kẽ răng vẫn còn sót lại (đặc biệt là đồ ăn vào bữa tối) sẽ tương tác với vi khuẩn và tạo thành mùi hôi khó chịu. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh hôi miệng ở trẻ em.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Trẻ hôi miệng còn do nguyên nhân khác, nguyên nhân này nằm ngay ở chế độ ăn uống hàng ngày. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối nhưng không vệ sinh lại răng miệng cẩn thận sẽ khiến mảng bám lưu lại qua đêm, gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, thói quen ngậm kẹo cứng trong miệng hay uống nhiều nước ngọt có gas thời gian dài cũng dẫn tới chứng hôi miệng ở trẻ em.
Các bệnh lý về đường hô hấp
Hôi miệng ở trẻ nhỏ còn do nguyên nhân bệnh lý. Các chuyên gia cho biết, trẻ em có hệ miễn dịch khá yếu. Vì vậy, các bé rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang cấp hay ung thư phổi … Đây là những nguyên nhân khiến cho hơi thở của trẻ có mùi.
Bệnh lý răng miệng khác
Ngoài ra, 1 số bệnh lý răng miệng khác như: Viêm nướu, viêm chân răng, cao răng,… làm lợi bé có tình trạng sưng tấy, không được làm sạch vi khuẩn trong miệng sẽ sinh ra hơi thở khó chịu.
Các cách chữa hôi miệng cho trẻ từ 1 - 6 tuổi hiệu quả
Khi trẻ bị hôi miệng, nếu cha mẹ không tìm cách xử lý kịp thời thì bệnh sẽ có xu hướng tiến triển nặng hơn, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ bị hôi miệng, bạn hãy tham khảo nhé.
Súc miệng với hỗn hợp mật ong và bột quế
Vào mỗi buổi sáng, cha mẹ cần chuẩn bị 1 ly nước ấm. Sau đó, hòa tan 2 thìa mật ong + một ít bột quế vào trong ly nước ấm. Khi hỗn hợp được hòa tan, cho trẻ súc miệng mỗi sáng sau khi đánh răng. Hỗn hợp này không chỉ giúp khắc phục hiệu quả bệnh hôi miệng ở trẻ mà còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, …
Trị hôi miệng cho trẻ bằng lá bạc hà
Theo nhiều nghiên cứu trong Đông y, lá bạc hà có tính sát khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn gây bệnh hôi miệng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có mùi thơm mát rất dễ chịu, làm cho hơi thở thơm tho. Cha mẹ có thể dùng lá bạc hà để chữa bệnh hôi miệng cho trẻ bằng cách rửa sạch lá, giã nát thành nước cốt. Sau đó, pha nước cốt bạc hà với nước lọc theo tỷ lệ 1:3, tức là một muỗng nước cốt bạc hà pha với 3 muỗng nước lọc và thêm vào một chút muối. Cho trẻ súc miệng bằng hỗn hợp này từ 2 - 3 lần/ngày sau khi chải răng.
Trị hôi miệng cho trẻ bằng lá hương nhu
Hương nhu là loại cây được dùng để chữa bệnh hôi miệng rất tốt, lá có mùi thơm, vị cay và không độc. Cần chuẩn bị 40gam hương như tươi, nấu với 200ml nước cho đến khi cô đặc. Lấy nước hương nhu cô đặc này cho trẻ ngậm và súc miệng vào mỗi sáng và tối sau khi trẻ chải răng xong. Cho trẻ ngậm từ 1 - 2 phút mới nhổ ra và cần thực hiện liên tục nhiều ngày để điều trị dứt điểm bệnh lý hôi miệng ở trẻ.
Để điều trị hôi miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:
– Cần hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Nên cho trẻ đánh răng 2 - 3 lần/ ngày vào mỗi sáng thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ.
– Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và bề mặt răng, giúp ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn.
– Hạn chế cho trẻ ăn uống nhiều đồ ăn có chứa nhiều đường, chất béo hoặc thực phẩm có chứa mùi hôi như tỏi, hành, cari…
– Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, nước sẽ giúp trẻ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ uống nước sau khi ăn 15 phút, tuyệt đối không cho trẻ uống nước trước hoặc trong bữa ăn, việc này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
– Nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Việc này sẽ giúp cha mẹ kiểm soát tốt sự phát triển răng miệng của trẻ, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, viêm tủy… là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị hôi miệng.
Hoàng Loan