Bệnh viêm nha chu: Coi chừng mất răng sớm!

Khi còn trẻ, nếu bạn vệ sinh răng miệng không cẩn thận thì đến ngoài 40 tuổi, bạn phải đối mặt với nguy cơ mất răng sớm. Nguyên nhân là do bạn đã mắc bệnh viêm nha chu.

Viêm nha chu là một loại bệnh khá phổ biến về răng miệng, chúng có thể xuất hiện sớm và ảnh hưởng đến nhiều răng, khiến chức năng tiêu hóa bị hạn chế, nhất là khi đã lớn tuổi. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa bệnh để không bị mất răng sớm hàng loạt, gây khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

Triệu chứng bệnh lý của bệnh viêm nha chu

Khi lợi bị viêm nhiễm sẽ chuyển từ màu hồng nhạt hoặc màu hồng đậm sang màu đỏ sẫm, sưng và căng phồng lên; dễ chảy máu khi nhai thức ăn hoặc sau khi đánh răng. Đồng thời, mô tế bào của lợi trở nên lỏng lẻo, ít bám chặt vào chân rang, làm cho thức ăn khi cắn, xé, nhai, nghiền... dễ bị mắc kẹt vào các khoảng hở này.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh nha chu nói chung bao gồm: Lợi răng bị sưng đỏ và dễ chảy máu, hay chảy máu khi vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng; cao răng bám đọng và tích tụ lại ở cổ răng; hơi thở có mùi hôi; răng lung lay và di lệch khiến các răng bị thưa ra.

Bệnh viêm nha chu có các mức độ nặng nhẹ và xuất hiện rất sớm ở các nhóm tuổi khác nhau, kể cả nam lẫn nữ, nhưng thường tiến triển nặng ở những người lớn tuổi và người vệ sinh răng miệng kém. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng, khi xương ổ răng bị phá hủy, lợi răng bị tụt xuống, răng lung lay và rụng ra ngoài dẫn đến tình trạng mất răng.

Phòng bệnh viêm nha chu bằng cách nào?

Việc phòng bệnh viêm nha chu cần thực hiện những yêu cầu cần thiết cả trước và sau khi bệnh đã xảy ra bằng những biện pháp cụ thể.

-         Khi bệnh chưa xảy ra, bạn cần đánh răng đều đặn, kỹ lưỡng, thường xuyên sau mỗi bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Giữ gìn lợi răng và răng được sạch sẽ để không có các mảng bám tích tụ trên răng, lợi răng; Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh; khám răng miệng định kỳ để phát hiện, điều trị sớm khi có dấu hiệu của bệnh.

-         Khi bệnh đã xảy ra, nếu lợi răng bị viêm nhiễm thì cần phải vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng đều đặn, kỹ lưỡng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ một cách tích cực. Khi đã có cao răng hay vôi răng hình thành, nên đi khám bác sĩ nha khoa để được lấy sạch, đồng thời tiếp nhận hướng dẫn phương pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Thảo Trang



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
    5 bí kíp trị hôi miệng cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà

    Hôi miệng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vậy làm thế nào để trị hôi miệng cho trẻ nhỏ là điều mà không ít bậc cha mẹ đang đau đầu tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 mẹo nhỏ giúp trị hôi miệng cho trẻ một cách hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.

  •  6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi
    6 cách kiểm soát cao răng giúp ngăn ngừa viêm lợi

    Đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa, sử dụng nước súc miệng sát khuẩn... là những cách để ngăn ngừa cao răng tích tụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể kiểm soát tốt cao răng, phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Facebook
Zalo
hotline
Mua hàng